Từ cuối 2022 đến nay, thị trường bất động sản TP.HCM rơi vào tình trạng trầm lắng vì ảnh hưởng nhiều yếu tố dịch bệnh, điểm nghẽn pháp lý, thắt chặt tín dụng... điều này dẫn đến việc nguồn cung và lượng giao dịch, mua bán nhiều phân khúc sụt giảm nghiêm trọng.
Tuy nhiên, thị trường vẫn xuất hiện điểm sáng khi một số phân khúc như bất động sản bán lẻ, văn phòng liên tục được cải thiện nguồn cung. Các chuyên gia đánh giá việc bổ sung nguồn cung sẽ giúp thị trường trở nên nhộn nhịp, thu hút nhà đầu tư.
Ông Troy Griffiths - Phó Tổng Giám Đốc, Savills Việt Nam đánh giá, trong các tháng đầu năm 2023, nhìn chung các phân khúc đều hoạt động khá trầm lắng do những khó khăn đến từ bức tranh kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, một số phân khúc như văn phòng, bán lẻ... vẫn có dấu hiệu tích cực, dự kiến sẽ giúp thị trường bất động sản TP.HCM tăng nhiệt, sớm "rã băng".
Chuyên gia Savills Việt Nam dự báo trong 6 tháng cuối năm 2023, ít nhất 3 dự án ở khu vực ngoài trung tâm sẽ đi vào hoạt động với diện tích cho thuê khoảng 66.000 m2. Đáng chú ý, nguồn cung phân khúc bán lẻ đến năm 2026 sẽ tăng mạnh, dự kiến đạt 201.000 m2 sàn từ 13 dự án đi vào hoạt động.
Về công suất cho thuê, chuyên gia Savills cho biết trong quý vừa qua, công suất ở mức 91%, không đổi theo quý nhưng giảm 1 điểm phần trăm theo năm. Tình hình hoạt động của các dự án bán lẻ hiện đại vượt trội so với shophouse nhờ cung cấp trải nghiệm hàng hóa và dịch vụ đa dạng hơn.
Đáng chú ý, giá thuê nhà phố tại các tuyến đường như Nguyễn Huệ, Đồng Khởi và Nguyễn Trãi (quận 1) giảm 8% mỗi năm từ 2019 đến nay. Trong khi đó, giá thuê của phân khúc bán lẻ hiện đại vẫn tăng trung bình 3% mỗi năm.
Trong năm 2023, nguồn cung mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM dự kiến vào khoảng 188.800 m2. Trong đó, 46% nguồn cung đến từ TP. Thủ Đức, xếp sau là quận 8 (37%) và quận 1 (17%).
Riêng với phân khúc văn phòng, các chuyên gia cho rằng nguồn cung tương lai đa dạng sẽ tiếp tục đánh giá khả năng hấp thụ của thị trường. Thực tế, thị trường văn phòng cho thuê tại TP.HCM đang được các nhà đầu tư, tập đoàn quan tâm. Nhiều toà cao ốc, văn phòng hiện đại mọc lên, đặc biệt là khu vực trung tâm thành phố.
Số liệu của JLL Việt Nam, các tháng đầu năm 2023, nguồn cung văn phòng tăng đáng kể. Diện tích văn phòng hạng A tại TP.HCM hiện đạt trên 308.325 m2, tăng thêm 16.200 m2 so với quý trước.
Thời gian tới, TP.HCM sẽ còn đón nhận thêm nguồn cung mới, khi loạt dự án văn phòng cho thuê đang xây dựng, dự báo sẽ sớm đưa vào khai thác trên thị trường. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như Nexus, VP Bank Saigon Tower, The Waterfront Saigon, The METT, The Hallmark...
Trong khi đó, chuyên gia Savills dự báo trong nửa cuối năm 2023, thị trường kì vọng đón nguồn cung lớn với 237.000 m2 NLA từ 13 dự án. Trong đó, văn phòng cho thuê hạng A sẽ chiếm lĩnh với 64% thị phần.
Thời gian qua, giá thuê bất động sản bán lẻ có xu hướng tăng trưởng nhờ tình hình hoạt động tốt của các chuỗi thương hiệu F&B, trung tâm vui chơi trẻ em...
Là dự án trọng điểm quốc gia, tổ hợp hóa dầu Long Sơn (LSP) tại Vũng Tàu với tổng đầu tư hơn 5 tỷ USD phục vụ cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Bình Chánh (TP.HCM) đã ký phê duyệt 105 gói thầu đầu tư công có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách ở mức dưới 1%, với nhiều gói trong đó chỉ có 1 đơn vị tham gia.
Công ty TNHH Giao nhận - Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) thuộc THACO của ông Trần Bá Dương vừa đóng gói lô thiết bị xuất khẩu sang Khu liên hợp Snuol ở Campuchia. THILOGI dự kiến đến hết năm 2024 sẽ vận chuyển xuyên biên giới hơn 38.000 con bò và gần 44.000 tấn thức ăn chăn nuôi.
Nhiều quỹ mở đang đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt hiệu suất cao hơn nhiều so "thước đo" VN-Index của thị trường. Đặc biệt, có quỹ ghi nhận cao gấp đôi mức tăng của VN-Index.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng 8. Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chính là do giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu của siêu bão Yagi (bão số 3).