Ngày 23/9, ông Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, đối với tiệm bánh mì Phượng, để đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, phía sở đã đề nghị cơ sở thực hiện lưu mẫu đủ số lượng món ăn, vệ sinh trang thiết bị dụng cụ chứa đựng, bảo quản thực phẩm.
Cơ quan chức năng tiến hành lấy mẫu tại tiệm bánh mì Phượng lúc bị ngộ độc để gửi đi xét nghiệm. Ảnh: CTV
Bên cạnh đó, cần sắp xếp nguyên liệu, thực phẩm gọn gàng; phân biệt giữa khu vực bảo quản nguyên liệu, thực phẩm, khu vực sơ chế, chế biến và khu vực khác; bố trí dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải đảm bảo vệ sinh trong khu vực sơ chế, chế biến, khu vực ăn uống; lưu giữ đầy đủ hợp đồng, hóa đơn cung cấp thực phẩm; thường xuyên vệ sinh mặt bằng khu vực sơ chế, chế biến thực phẩm và chú ý đảm bảo thực hành vệ sinh cá nhân của người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm.
"Sở y tế tỉnh đề nghị cơ sở tích cực phối hợp với cơ quan y tế, cơ quan liên quan khác trong việc thực hiện các biện pháp cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm, cơ sở thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong kinh doanh dịch vụ ăn uống và đề nghị cơ sở chấp hành nghiêm các kiến nghị và biện pháp xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
Căn cứ kết luận vụ ngộ độc thực phẩm, Sở Y tế sẽ tiến hành làm việc với hộ kinh doanh bánh mì Phượng và kiến nghị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật", ông Mười nhấn mạnh.
Sở Y tế Quảng Nam đề nghị xử lý tiệm bánh mì Phượng để xảy ra hàng trăm người ngộ độc. Ảnh: H.B
Cũng theo ông Mai Văn Mười, sở đã có báo cáo kết luận cụ thể về vụ ngộ độc bánh mì tại tiệm bánh mì Phượng, theo đó căn cứ vào kết quả điều tra vụ ngộ độc thực phẩm của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Nam và Công văn số 1950/IPN-ATTP ngày 21/9/2023 của Viện Pasteur Nha Trang về việc thông báo kết quả kiểm nghiệm mẫu liên quan vụ ngộ độc thực phẩm tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Đối với số lượng người ăn bánh mì Phượng phát hiện ngộ độc là khoảng 1.900 người ăn ngày 11/9 và 1.700 người ăn ngày 12/9, căn cứ số bánh mì cơ sở bán ra ngày 11/9 là 1.920 ổ, ngày 12/9 là 1.700 ổ.
Tổng số người bị ngộ độc là 313 người trong đó có 103 người nước ngoài, số người vào viện là 273 người, điều trị tại nhà và khai báo qua điện thoại 40 người.
Đa phần người bị ngộ độc bánh mì có triệu chứng lâm sàng của người bị ngộ độc thực phẩm là đau bụng, đi cầu lỏng nhiều lần, nôn, sốt cao.
Người dân và du khách đứng chờ được mua bánh mì Phượng lúc chưa xảy ra ngộ độc. Ảnh: H.B
Sau thời gian gửi mẫu đi xét nghiệm, Viện Pasteur Nha Trang đã có kết quả gửi Sở Y tế Quảng Nam cho thấy, cả mẫu phân và một số mẫu thực phẩm bao gồm thịt heo xíu (hai mẫu được lấy trong 2 ngày 11 và 12/9), rau xà lách, rau hành dưa leo, xíu mại đều phát hiện dương tính với vi khuẩn Salmonella.
Cùng với vi khuẩn Salmonella, trong số 12 mẫu thực phẩm được đưa đi kiểm nghiệm thì có đến 7 mẫu thực phẩm nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm khác là Bacillus cereus.
Cụ thể, phát hiện chủng Bacillus cereus sinh độc tố NHE và HBL trong chả heo, xíu mại, rau răm, xà lách, hành, dưa leo (trong các mẫu thực phẩm lấy mẫu từ ngày 11 - 13/9).
Ngoài ra, chủng vi khuẩn Salmonella spp cũng được tìm thấy trong thịt heo xíu, xíu mại, rau răm, xà lách, hành, dưa leo (trong các mẫu thực phẩm lấy mẫu từ ngày 11 - 13/9).
Theo các chuyên gia y tế, Salmonella là một vi khuẩn với khả năng lây nhiễm cao, để lại những hệ lụy khôn lường. Nếu bị nhiễm Salmonella, bệnh nhân thường bị tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày, đôi khi có thể bị đau đầu, buồn nôn và nôn, đôi khi nhiễm trùng lây lan đến máu, xương, khớp, não hoặc hệ thần kinh của người bệnh và gây ra các triệu chứng lâu dài, ảnh hưởng đến những cơ quan đó.
Còn Bacillus cereus phân bố nhiều trong tự nhiên, nhiễm vào các loại thức ăn qua đêm hay trữ lạnh lâu, gây ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm càng bẩn, bảo quản và chế biến không tốt, thì càng dễ ngộ độc. Vi khuẩn này cũng có thể gây nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng (dù hiếm gặp), tùy thuộc vào cơ địa và cách xử trí ban đầu, điều trị cấp cứu...
Cục Nghiệp vụ thuộc Tổng cục Quản lý Thị trường đã tạm giữ hơn 200 xe đạp điện ở TP.HCM và Bến Tre sau ba ngày truy vết và kiểm tra đồng loạt 10 điểm kinh doanh Phoxedien.com
Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết trên địa bàn TP có nhiều vị trí "đất vàng" nhưng bị vướng về pháp lý trong các vụ việc, vụ án, cần phải rà soát lại.
Kế hoạch mở rộng đường vào cảng Cát Lái của UBND TP.HCM cần hơn 2.075 tỷ đồng cho 2km đường.
Công ty Sabeco, được thị trường biết đến với tên Bia Sài Gòn, sẽ chi trả hơn 1.030 tỷ đồng tiền cổ tức cho tập đoàn mẹ Thai Beverage của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdivào đầu năm 2024.
Các tháng cuối năm, nhu cầu sử dụng tiền, vay tiền để trang trải cuộc sống, giải quyết công việc của người dân càng gia tăng. Đây cũng là thời điểm thuận lợi để các nhóm "tín dụng đen" tiếp cận giăng lưới các "con mồi".
Thời gian qua, TP.HCM đẩy mạnh công tác kiểm tra vi phạm nồng độ cồn, nhiều dân nhậu hạn chế đến quán, dẫn đến nhiều chủ kinh doanh ế ẩm, giảm đến 80% doanh thu.