Ông Nguyễn Anh Đức - Tổng Giám đốc Liên hiệp HTX Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), cho biết năm 2022, doanh thu toàn hệ thống đạt 30.888 tỷ đồng, tăng 216 tỷ so với cùng kỳ.
Theo ông Đức, đây là kết quả khả quan trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 cơ bản được kiểm soát ngay năm 2022, và đơn vị áp dụng hàng loạt chương trình kích cầu tiêu dùng.
Đáng chú ý, hoạt động thương mại điện tử thu hơn 1.200 tỷ đồng, đạt tỷ trọng 4,4%, cao hơn kế hoạch đề ra là 3,5%. Sau dịch Covid-19, Saigon.Co.op tăng cường giới thiệu, quảng bá cho kênh thương mại điện tử, khuyến khích khách hàng mua sắm online với nhiều ưu đãi.
Saigon Co.op đang sở hữu một loạt mô hình kinh doanh trong ngành bán lẻ, từ đại siêu thị đến siêu thị, cửa hàng thực phẩm, cửa hàng bách hóa tổng hợp như Co.opXtra, Co.opmart, Co.op Food, Cheers… Năm 2022, hệ thống có thêm 34 điểm bán mới thuộc Co.op Food và Cheers.
Trong buổi gặp mặt lãnh đạo TP.HCM mới đây, ông Đức cho biết, kết quả kinh doanh năm 2022 chứng minh Saigon Co.op tiếp tục là đơn vị bán lẻ đứng đầu thị trường. Năm 2023, Saigon Co.op đặt mục tiêu tăng trưởng 4% so với cùng kỳ.
Lãnh đạo Saigon Co.op dự báo năm 2023, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng tốt, tuy nhiên phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn như áp lực lạm phát, lãi suất, tỷ giá tăng cao; chi phí đầu vào tăng tạo sức ép lớn lên hoạt động sản xuất…
Tuy nhiên, Saigon Co.op cũng thể hiện sự dè dặt khi mức độ cạnh tranh trong thị trường bán lẻ ngày càng gay gắt hơn, với sự tham gia và mở rộng hoạt động của các nhà bán lẻ trong nước và quốc tế.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 đã tăng 20% so với năm trước, ước tính gần 5,7 triệu tỷ đồng. Trong đó, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa gần 4,5 triệu tỷ đồng, tăng 14%.
Thị trường bán lẻ tại Việt Nam được các chuyên gia đánh giá quá hấp dẫn, nên đang chịu sự cạnh tranh gay gắt của nhiều “ông lớn” từ ngoại đến nội.
Ở phía các doanh nghiệp ngoại, Aeon (Nhật Bản) mới đây tuyên bố rót vốn đầu tư cho một số trung tâm thương mại, đại siêu thị mới tại miền Bắc và miền Trung. Central Retail (Thái Lan) cam kết đầu tư1,45 tỷ USD trong giai đoạn 2023 - 2027, để tăng gấp đôi số lượng cửa hàng lên 600, có mặt trên 57 trên 63 tỉnh thành của Việt Nam. Đó là chưa kể đến MM Mega Market (Thái Lan), Lotte Mart (Hàn Quốc) và nhiều chuỗi siêu thị mini khác.
Về phía doanh nghiệp nội, đó là sự cạnh tranh quyết liệt với SATRA, WinMart, Bách Hóa Xanh và mới đây là Emart của tỷ phú Trần Bá Dương.
Trước bối cảnh có nhiều khó khăn, ông Nguyễn Anh Đức cho biết Saigon Co.op sẽ tập trung nguồn lực để củng cố các hoạt động của hệ thống, nâng cao hiệu quả kinh doanh, trong đó lợi nhuận vẫn là ưu tiên hàng đầu nhằm tạo tích lũy và nền tảng phát triển bền vững cho các năm tiếp theo.
Doanh nghiệp sẽ cải tổ sâu và mạnh mẽ chiến lược hàng hoá - chiến lược giá, số hoá trong hoạt động quản lý; đa dạng hoá thương mại điện tử; nâng cao hiệu quả các mô hình bán lẻ; chuẩn bị kế hoạch dài hạn cho hoạt động logistics trong tương lai.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.