Công ty cổ phần xây dựng Trung Nam (thuộc Tập đoàn Trung Nam – nhà đầu tư) vừa có văn bản gửi lãnh đạo TP.HCM về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1).
Theo nhà đầu tư, việc tạm dừng và kéo dài dự án do các vướng mắc mà không thuộc trách nhiệm của nhà đầu tư dẫn đến lãi vay phát sinh mỗi ngày gần 2 tỷ đồng.
Theo đó, tổng mức đầu tư tăng từ 9.976 tỷ đồng lên thành 14.398 tỷ đồng. Trong đó, phần lãi vay tăng từ 410 tỷ đồng lên thành 2.843 tỷ đồng do dự án chậm tiến độ và kéo dài.
Nhà đầu tư cho rằng những phát sinh này, phải được ghi nhận vào dự án bằng cách điều chỉnh giá trị tổng mức đầu tư cho dự án. Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư kéo dài càng lâu sẽ càng gây lãng phí đối với ngân sách của TP.HCM và nhà đầu tư cũng không thể biết mức độ chi phí của dự án.
Công ty Trung Nam cũng cho biết, hiện đã cho tái khởi động thi công cống Bến Nghé để có thể hoàn thành và bàn giao cho TP. Hiện, cống Bến Nghé đã thi công đạt 97% khối lượng, đã hoàn thành các hạng mục, như thân cống, cửa van chìm.
Tuy nhiên, dù có được nguồn vốn ủy thác để Quỹ đầu tư phát triển TP (HFIC) cho vay dự án thì điều kiện tiên quyết để ký phụ lục hợp đồng hoàn thành toàn bộ công trình là phải thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án theo đúng cam kết của UBND TP tại Biên bản thỏa thuận số 269/BBTT-UBND ngày 31/1/2023.
Nhà đầu tư cho biết, đến nay toàn dự án chống ngập của TP.HCM đã thi công được hơn 90% khối lượng công việc nhưng Dự án đang tạm dừng thi công từ ngày 15/11/2020 cho đến nay. Hiện chỉ riêng cống Bến Nghé tái khởi động, các cống còn lại vẫn chưa biết ngày nào thi công trở lại.
Trong buổi họp báo định kỳ về kinh tế xã hội mới đây, đại diện Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, năm nay đơn vị sẽ phấn đấu hoàn thành dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng để giải quyết ngập cho 5 tuyến đường bị ngập do triều cường.
Dự án triển khai kiểm soát ngập do triều cường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP.HCM.
Dự án được khởi công giữa năm 2016, dự kiến hoàn thành năm 2018. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn đến nay dự án vẫn chưa thể xác định thời gian hoàn thành.
Tổng dự án bao gồm xây dựng 6 cống kiểm soát triều, gồm: Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định có bề rộng 40 – 160m.
Xây dựng 1 trạm bơm tại cống Bến Nghé công suất 12m3/s, 1 trạm bơm 24m3/s tại cống Tân Thuận, 1 trạm bơm 18m3/s tại cống Phú Định.
Xây dựng 7,8km đê/kè bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh ở các đoạn xung yếu.
Lãnh đạo Cục thuế TP.HCM cho biết đơn vị đã hoàn thành việc giải quyết nghĩa vụ tài chính cho 15.800 hồ sơ thuế từ ngày 1/8.
Thông tin bầu Thụy lên kế hoạch xây dựng học viện bóng đá tiêu chuẩn cao nhất châu Á với diện tích 90 ha tại tỉnh Ninh Bình không có gì lạ. Đây là một bước tiến mang tính lô-gíc nếu xét theo các động thái đầy tham vọng của doanh nhân này.
Nhiều cơ hội hấp dẫn hơn đang vẫy gọi các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam trong năm 2025, nổi bật là chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và các lĩnh vực liên quan đến phát triển xanh, theo tập đoàn đầu tư VinaCapital.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, cả nước có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể. Trong đó, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 4.233 và chờ giải thể lên đến 7.410 doanh nghiệp.
Dù siêu bão Yagi (bão số 3) tàn phá nhiều vùng ở miền Bắc trong tháng 9 làm ảnh hưởng đến nhiều người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng UOB của Singapore đã nâng triển vọng tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam.
Thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp miền Nam được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2025 với tốc độ cao hơn năm 2024, là năm chứng kiến nhiều bất ổn kinh tế toàn cầu và thay đổi về chính sách ở nhiều quốc gia.