Thứ năm, 21/11/2024

TP.HCM đẩy mạnh giải ngân cuối năm để thúc đẩy kinh tế

29/10/2024 4:27 PM (GMT+7)

Những tháng cuối năm 2024, TP.HCM tập trung các biện pháp kích cầu tiêu dùng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, với trọng tâm là đẩy mạnh cho vay từ các ngân hàng thương mại (NHTM) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.

Tăng tốc giải ngân tín dụng

Đến tháng 10, TP.HCM đã giải ngân hơn 548.000 tỷ đồng, vượt 7,5% so với kế hoạch. Đây là thành quả từ loạt hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp và sự chủ động của các ngân hàng trong mở rộng tín dụng ưu đãi.

TP Hồ Chí Minh đang tăng tốc cho vay cuối năm để đẩy mạnh phát triển kinh tế.

"Tăng trưởng tín dụng dạt 8,5% trong 9 tháng đầu năm chứng minh chương trình tín dụng ưu đãi đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là hộ kinh doanh và doanh nghiệp nhỏ và vừa", ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM nhận xét.

Bên cạnh đó, NHNN giữ ổn định lãi suất cho vay qua điều hành linh hoạt, giúp duy trì mức lãi suất hợp lý và hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn. Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, việc điều chỉnh tỷ giá và cung cấp thanh khoản với chi phí thấp giúp ổn định kinh tế và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Điển hình như Agribank đã triển khai các gói tín dụng ưu đãi với tổng giá trị 20.000 tỷ đồng, lãi suất 2,6%/năm cho các khoản vay ngắn hạn. Ông Hoàng Minh Ngọc, Phó Tổng Giám đốc Agribank chia sẻ: "Các gói tín dụng này không chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất mà còn phát triển bền vững các chuỗi giá trị nông nghiệp".

Loạt hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đã hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay giá rẻ, mở rộng sản xuất và phát triển ổn định.

Nhiều ngân hàng khác cũng đưa ra sản phẩm tín dụng linh hoạt, lãi suất giảm từ 0,5% - 1,5% nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận vốn dễ dàng. Ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc khối ngoại hối HSBC Việt Nam nhận xét, chi phí huy động vốn gia tăng đẩy các ngân hàng vào thế phải cân nhắc giữa việc giữ lãi suất thấp cho doanh nghiệp và duy trì biên lợi nhuận lãi thuần (NIM). Để giảm áp lực này, NHNN hỗ trợ thanh khoản, duy trì tỷ giá linh hoạt và đáp ứng nhu cầu vốn ngoại hối.

Ngoài ra, TP.HCM còn thúc đẩy đầu tư vào các ngành dịch vụ và thương mại với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 10,5% cao hơn mức trung bình cả nước. Đây là kết quả của các biện pháp kích cầu tiêu dùng và chính sách tín dụng hỗ trợ kinh tế. Thành phố kỳ vọng, trong quý 4/2024, các gói tín dụng này sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội tăng trưởng, góp phần vào chỉ tiêu tăng trưởng 9% mà Thành phố đã đề ra.

Triển vọng kinh tế cuối năm

Nhờ các chính sách tín dụng và hỗ trợ từ ngân hàng, kinh tế TP.HCM đang dần lấy lại đà tăng trưởng.

Theo Cục Thống kê TP.HCM, GRDP trong 9 tháng đầu năm tăng 6,85% so với cùng kỳ, phục hồi rõ rệt nhất là sản xuất và tiêu dùng. Chỉ số sản xuất công nghiệp của Thành phố cũng đạt mức tăng 6,9%, nhiều doanh nghiệp ghi nhận các đơn hàng ổn định đến đầu năm 2025.

Nhờ chính sách hỗ trợ cho vay, nền kinh tế TP Hồ Chí Minh đang lấy lại đà tăng trưởng.

Đáng chú ý, ngành dịch vụ giữ vai trò quan trọng khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 10,5%, cao hơn mức trung bình cả nước. Ông Nguyễn Khắc Hoàng, Cục trưởng Cục Thống kê TP.HCM nhận định: "Các chính sách kích cầu đang hỗ trợ tốt nhu cầu tiêu dùng nội địa, đồng thời giúp nhiều doanh nghiệp khôi phục sau thời gian khó khăn".

Ngoài ra, Thành phố còn đặt mục tiêu quý 4/2024 tăng trưởng 9% và đẩy mạnh các dự án đầu tư công trọng điểm để tạo đà cho kinh tế như đường Vành đai 3, các khu công nghiệp... Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, các dự án này không chỉ hoàn thiện cơ sở hạ tầng mà còn góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất.

Để đạt mục tiêu giải ngân đầu tư công đạt 95% theo kế hoạch, TP.HCM đã tích cực tháo gỡ vướng mắc về thủ tục giải phóng mặt bằng và huy động nguồn vật liệu từ các tỉnh lân cận, đảm bảo tiến độ dự án. Các công trình hạ tầng giao thông và khu đô thị mới sẽ giúp gia tăng thanh khoản, đẩy nhanh triển khai, góp phần thúc đẩy kinh tế thành phố.

Nhờ các biện pháp quyết liệt từ ngân hàng và sự tập trung vào các dự án đầu tư công, TP.HCM hy vọng sẽ có một mùa kinh tế cuối năm sôi động, không chỉ hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng mà còn xây dựng nền tảng bền vững cho các năm tiếp theo. Các tín hiệu từ thị trường bán lẻ, dịch vụ và đầu tư công cho thấy, TP.HCM có khả năng giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế.

Trong 3 quý qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Thành phố đạt 10,5%, cao hơn mức trung bình cả nước.

Nhìn về cuối năm 2024, TP.HCM đang đứng trước nhiều cơ hội để củng cố vị thế đầu tàu kinh tế quốc gia. Với các chính sách tín dụng linh hoạt và nỗ lực đẩy nhanh giải ngân vốn, Thành phố không chỉ mở rộng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp mà còn chuẩn bị tốt cho các đợt phục vụ nhu cầu tiêu dùng tăng cao dịp cuối năm. Những nỗ lực phát triển hạ tầng và nâng cấp các khu đô thị cũng tạo nền tảng cho sự phát triển lâu dài, đồng thời thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, cuối năm còn là thời điểm nhiều doanh nghiệp dịch vụ và bán lẻ đẩy mạnh hoạt động nhằm đáp ứng sức mua lớn. Điều này không chỉ tạo việc làm mà còn kích thích sản xuất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GRDP của thành phố trong giai đoạn tới.

(Theo Tin tức)

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.