Chủ nhật, 29/09/2024

Dự án chống ngập 10.000 tỷ ở TP.HCM nhiều lý do xin gia hạn thời gian

26/09/2024 12:55 PM (GMT+7)

Để tháo gỡ vướng mắc của dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng, TP.HCM kiến nghị Thủ tướng phương án điều chỉnh thời gian thực hiện dự án làm cơ sở ký kết phụ lục hợp đồng với nhà đầu tư.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 (gọi tắt là dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng).

Trong báo cáo, UBND TP.HCM nêu 3 khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án và đề xuất giải pháp tháo gỡ.

Dự án chống ngập 10.000 tỷ ở TP.HCM nhiều lý do xin gia hạn thời gian- Ảnh 1.

Thi công tại Cống ngăn triều Bến Nghé. Ảnh: baochinhphu.vn

Vướng mắc thứ nhất, dự án chưa được xác định rõ thẩm quyền và trình tự thực hiện khi có nhiều nội dung thay đổi, dẫn đến việc dự án thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia.

Thứ hai là không có nguồn vốn để hoàn thành công trình. Nguyên nhân xuất phát từ việc Ngân hàng BIDV không đủ cơ sở để ký phụ lục hợp đồng tín dụng với Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 để trình Ngân hàng Nhà nước thực hiện gia hạn thời gian giải ngân tái cấp vốn.

Hiện nay, UBND TP.HCM chưa có cơ sở để huy động nguồn vốn ủy thác để nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án tiếp tục thi công, hoàn thành công trình.

Để khắc phục thiếu sót liên quan phương án thanh toán cho nhà đầu tư, UBND TP.HCM kiến nghị xem xét điều chỉnh phương án thanh toán Hợp đồng BT đã ký kết, theo hướng thanh toán bằng quỹ đất trước cho nhà đầu tư tương ứng với phần giá trị dự án BT hoàn thành theo tiến độ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng; phần chênh lệch sẽ được thanh toán bằng tiền để đảm bảo phù hợp với quy định tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Dự án chống ngập 10.000 tỷ ở TP.HCM nhiều lý do xin gia hạn thời gian- Ảnh 2.

Những khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và nguồn vốn khiến tiến độ hoàn thành dự án lùi lại nhiều lần. Ảnh: baochinhphu.vn

Sau khi điều chỉnh phụ lục Hợp đồng BT với nội dung như nêu trên thì dự án cơ bản khắc phục các thiếu sót tại Điều 1 Nghị quyết 40/2021 của Chính phủ, có đủ cơ sở để thanh toán các khu đất đã xác định trong hợp đồng BT theo quy định hiện hành.

Theo đó, đối với các khu đất đã xác định trong hợp đồng BT, UBND TP.HCM thực hiện trình tự thanh toán quỹ đất như các dự án BT thông thường theo quy định.

Một vướng mắc khác tại dự án là chưa có cơ sở thanh toán hợp đồng BT.

Theo UBND TP.HCM, do tổng mức đầu tư dự án có sự thay đổi, thời gian thực hiện dự án đã hết, việc ký kết hợp đồng và thực hiện có một số thiếu sót, để đảm bảo cơ sở pháp lý thì cần triển khai thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án.

Tuy nhiên, thực tế, thủ tục điều chỉnh tổng thể dự án rất phức tạp do quy định của pháp luật, mất nhiều thời gian và cần thương thảo thống nhất với BIDV và nhà đầu tư về cách tính lãi vay.

Do đó, TP.HCM đề xuất thực hiện điều chỉnh điều khoản về thanh toán trong hợp đồng song song với việc điều chỉnh tổng thể dự án. Cụ thể, thực hiện đồng thời thủ tục điều chỉnh thời gian thực hiện dự án để làm cơ sở ký kết phụ lục hợp đồng BT thay đổi phương án thanh toán. Sau khi điều chỉnh thì dự án cơ bản khắc phục các thiếu sót tại Điều 1 Nghị quyết 40/2021.

Đây chính là cơ sở để TP.HCM có thể bắt đầu thực hiện việc thanh toán bằng quỹ đất là các khu đất đã xác định trong hợp đồng BT theo quy định hiện hành, giải quyết được nguồn vốn cho nhà đầu tư thực hiện hoàn thành công trình, giảm bớt chi phí phát sinh lãi vay trong thời gian chờ hoàn tất thủ tục điều chỉnh dự án.

Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu, giai đoạn 1, là dự án trọng điểm của thành phố, góp phần hoàn thành chương trình đột phá "Giảm ngập nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng".

Dự án được triển khai với các mục tiêu ngăn triều cường và ứng phó tác động của biến đổi khí hậu cho khu vực có diện tích 570km2, với khoảng 6,5 triệu dân thuộc bờ hữu sông Sài Gòn cùng trung tâm TPHCM.

Dự án được khởi công từ giữa năm 2016, dự kiến hoàn thành trong tháng 4/2018, tổng vốn đầu tư của dự án là khoảng 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, những khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và nguồn vốn khiến tiến độ hoàn thành dự án lùi lại nhiều lần.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nuôi chim yến kết hợp làm du lịch

Nuôi chim yến kết hợp làm du lịch

HĐND TP.HCM khóa X đã ra nghị quyết quy định vùng nuôi chim yến trên địa bàn TP.HCM, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động nuôi chim yến tại TP.HCM.

Khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp tái sản xuất kinh doanh sau bão lũ

Khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp tái sản xuất kinh doanh sau bão lũ

Siêu bão Yagi (bão số 3) đã để lại hậu quả nặng nề cho các địa phương. Vì vậy, những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hồi phục sản xuất kinh doanh là công việc cấp bách.

Người dân TP.HCM sẽ được cấp sổ hồng nhanh hơn

Người dân TP.HCM sẽ được cấp sổ hồng nhanh hơn

TP.HCM khẩn trương rà soát để đẩy nhanh công tác cấp sổ hồng dự án nhà ở thương mại để đảm bảo quyền lợi cho người dân trong giai đoạn cuối năm nay.

Trước khi có chủ mới, Saigon Glory gom về 'hàng' gì?

Trước khi có chủ mới, Saigon Glory gom về 'hàng' gì?

Công ty TNHH Saigon Glory -- chủ đầu tư dự án The Spirit of Saigon gần chợ Bến Thành, Quận 1, TP.HCM -- đã thực hiện mua lại trước hạn đối với 7/10 lô trái phiếu đang lưu hành trong giai đoạn từ 12/9 - 27/9 với tổng số tiền khoảng 452 tỷ đồng.

Tóp mỡ Hóc Môn rộng đường lên kệ OCOP

Tóp mỡ Hóc Môn rộng đường lên kệ OCOP

Trong giai đoạn sắp tới, đặc sản tóp mỡ từ huyện Hóc Môn (TP.HCM) có khả năng sẽ trở thành sản phẩm OCOP.

Hội chợ chuyên bán đặc sản nổi tiếng nhất Sài Gòn, mỗi năm chỉ bán một lần

Hội chợ chuyên bán đặc sản nổi tiếng nhất Sài Gòn, mỗi năm chỉ bán một lần

Hội chợ chuyên bán đặc sản cả nước nằm trong khuôn khổ hội nghị kết nối cung cầu đang diễn ra tại TP.HCM. Sự kiện này mỗi năm chỉ tổ chức một lần và 2024 là năm có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với hơn 2.000 doanh nghiệp tham gia.