Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư (Cục Hải quan TP.HCM) đã ban hành quyết định thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Công ty CP Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trungnam Group).
Lý do Trungnam Group bị cưỡng chế là việc đơn vị này đã nợ thuế quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định. Số tiền bị cưỡng chế hơn 27,5 tỷ đồng.
Quyết định này có hiệu lực trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày 31/1/2024 đến ngày 30/1/2025, quyết định sẽ được chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế nợ được nộp đủ vào ngân sách Nhà nước.
Trungnam Group là tập đoàn đa ngành với các lĩnh vực như xây dựng, hạ tầng, bất động sản, công nghiệp,... Theo đó, trong lĩnh vực bất động sản, Trungnam Group gây được tiếng vang nhờ đầu tư Khu đô thị sinh thái Golden Hills với tổng đầu tư 1,6 tỷ USD và dự án Khu công viên văn hóa và đô thị Đà Lạt - Golf Valley.
Trong lĩnh vực hạ tầng, Trungnam Group nổi bật nhất với việc làm dự án chống ngập 10.000 tỷ tại TP.HCM thời điểm giữa năm 2016. Tuy nhiên do những khó khăn, vướng mắc trong việc tái cấp vốn và phụ lục hợp đồng BT khiến tiến độ hoàn thành dự án bị lùi lại nhiều lần.
Ngoài ra, Trungnam Group còn làm chủ đầu tư dự án Cảng biển tổng hợp Cà Ná (Ninh Thuận) gồm 17 bến tàu, tổng mức đầu tư 6.500 tỷ đồng.
Từ năm 2018, Trungnam Group bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực năng lượng tái tạo, từ đó đến nay, mảng này trở thành trụ cột chính của Trungnam Group.
Cụ thể, doanh nghiệp này đang sở hữu 4 dự án điện gió, 3 dự án điện mặt trời, 3 dự án thủy điện. Trong đó, nhiều dự án có quy mô lớn như Nhà máy điện gió Ea Nam Đắk Lắk tổng công suất 400 MW (vốn đầu tư 16.500 tỷ), Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450MW kết hợp trạm biến áp 500kv (vốn đầu tư 12.000 tỷ), Nhà máy điện mặt trời Trung Nam công suất 204MW (6.000 tỷ), Nhà máy điện gió Trung Nam tổng công suất 151,95 MW (4.000 tỷ), Điện mặt trời Trung Nam - Trà Vinh công suất 140 MW (3.500 tỷ),...
Về kết quả kinh doanh, số liệu mới nhất đến cuối năm 2022, quy mô tổng tài sản của tập đoàn vượt 96.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu của tập đoàn hơn 27.914 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 2,44 lần, tương ứng 68.110 tỷ đồng.
Thời gian qua, Trungnam Group và các đơn vị thành viên đã liên tục huy động vốn qua kênh trái phiếu với giá trị lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Theo đó, tính tại cuối tháng 12/2022, dư nợ trái phiếu của tập đoàn này ở mức 24.285 tỷ, chiếm khoảng 36% tổng nợ phải trả và bằng 0,87 lần vốn chủ sở hữu.
Năm 2022, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Trungnam Group đạt 254 tỷ đồng, giảm 84% so với năm trước đó, tương ứng giảm 1.381 tỷ đồng.
Cũng liên quan đến DN này, mới đây Thanh tra Chính phủ (TTCP) ban hành thông báo kết luận thanh tra (KLTT, số 3116/TB-TTCP) việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Đáng chú ý, tại phụ lục số 07 đi kèm thông báo kết luận, TTCP đã chỉ ra nhiều sai phạm liên quan đến một số dự án điện mặt trời (ĐMT), điện gió dù chủ đầu tư không đáp ứng điều kiện về tài chính nhưng vẫn được UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt chủ trương đầu tư. Trong số này, có 2 dự án ĐMT của Công ty CP Đầu tư xây dựng Trung Nam (Trungnam Group).
Cụ thể, tại phụ lục 07 kèm theo thông báo KLTT cho biết UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc 204MW và Trung Nam Thuận Nam 450MW nhưng việc thẩm định năng lực tài chính nhà đầu tư dự án chưa đúng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2014; Không đảm bảo năng lực tài chính theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 58 Luật Đất đai 2013, điểm c khoản 1 và điểm a, điểm b khoản 2 Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15.5.2014.
Được biết, Nhà máy ĐMT Trung Nam Thuận Bắc 204MW với diện tích 264ha nằm tại huyện Thuận Bắc, là dự án điện mặt trời đầu tiên của Tập đoàn Trung Nam tại Ninh Thuận. Dự án được hoàn thành sau gần 12 tháng thi công (khởi công tháng 7.2018); sản lượng điện tối đa khoảng 450 triệu kWh/năm với hơn 700.000 tấm pin.
Nhà máy ĐMT Trung Nam Thuận Bắc 204 MW, sau một thời gian bán điện, đến năm 2021, Công ty CP Kỹ thuật công nghiệp Á Châu (ACIT) đã mua 49% cổ phần nhà máy này.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.