Thứ hai, 16/09/2024

TP.HCM lên kế hoạch ứng phó ảnh hưởng bão Yagi

06/09/2024 2:36 PM (GMT+7)

Theo dự báo, bão Yagi tác động gián tiếp đến các tỉnh phía Nam gây mưa cục bộ với lượng mưa kéo dài, TP.HCM đã lên kế hoạch ứng phó.

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, dự báo thời tiết, bão số 3 (bão Yagi) có thể gây mưa to, trong mưa có dông, gió giật mạnh tại TP.HCM.

Để ứng phó, khắc phục sự cố hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng đề nghị các cơ quan, đơn vị, UBND các quận huyện, TP.Thủ Đức và Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật sẵn sàng các phương án.

Các đơn vị cần tập trung lực lượng kiểm tra cây xanh thuộc trách nhiệm quản lý để cắt tỉa, đốn hạ những cây bị sâu bệnh, sam thân, bọng gốc, nghiêng có khả năng gãy đổ, gãy cành nhánh. Giảm thiểu sự cố cây xanh.

Bố trí lực lượng, phương tiện ứng trực, phối hợp các đơn vị có liên quan để có biện pháp ứng phó, xử lý ngay các trường hợp cây xanh ngã đổ (nếu có) để đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

TP.HCM lên kế hoạch ứng phó ảnh hưởng bão Yagi - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng cắt tỉa cây xanh. Ảnh: D.B

Hạn chế tối đa những rủi ro, thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra sự cố cây xanh. Nhất là xử lý các cây ngã đổ lên nhà dân, trụ sở, trường học, bệnh viện, công trình công cộng, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thuộc sở có phương án phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra hệ thống tiêu thoát nước, các cống kiểm soát triều, van ngăn triều, máy bơm, trạm bơm theo phân cấp nhằm đảm bảo khả năng chống ngập.

Sửa chữa, thay thế hố ga bị sụt lún, mất nắp, vênh cao, hư hỏng để đảm bảo an toàn giao thông. Ứng trực thường xuyên, huy động máy bơm, thiết bị để kịp thời ứng cứu các điểm ngập nặng phát sinh trong khu vực nội thành.

Tổ chức trực tại hiện trường các vị trí ngập nước, vớt rác miệng thu hố ga trước, trong và sau mưa bão. Có rào chắn, biển báo và phân luồng giao thông tại các vị trí bị ngập nặng.

Chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Tăng cường kiểm tra hệ thống chiếu sáng đô thị và xử lý ngay các công việc đảm bảo an toàn điện. Sửa chữa, thay thế các vị trí đèn chiếu sáng tắt hoặc không đủ độ sáng có thể gây mất an toàn giao thông.

Liên quan đến vấn đề này, bà Lê Thị Xuân Lan - nguyên Phó trưởng Phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ nhận định, bão Yagi tác động gián tiếp đến các tỉnh phía Nam gây mưa cục bộ với lượng mưa kéo dài.

"Trong hôm nay và những ngày tới TP.HCM và các tỉnh miền Nam sẽ xuất hiện mưa lớn về chiều tối, nguyên nhân là do gió mùa Tây Nam mạnh, còn bão Yagi chỉ ảnh hưởng gián tiếp", bà Lan lý giải.

Theo chuyên gia thời tiết, mặc dù chỉ ảnh hưởng gián tiếp bởi rìa Tây Nam hoàn lưu bão, nhưng các tỉnh Nam bộ, vùng biển phía Nam gió rất mạnh, sóng cao 3-4m. Trên đất liền gió giật mạnh, dông lốc rất nguy hiểm.

TP.HCM lên kế hoạch ứng phó ảnh hưởng bão Yagi - Ảnh 2.

Theo dự báo, bão Yagi tác động gián tiếp đến các tỉnh phía Nam gây mưa cục bộ với lượng mưa kéo dài. Ảnh: C.H

Còn theo dự báo của Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam bộ, vùng biển từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau (gồm vùng biển TP.HCM) gió Tây Nam mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7-8.

Vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan gió Tây Nam cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Độ cao sóng 2 -4 m.

Cảnh báo trên cả hai vùng biển, thời tiết có mưa rào và dông, trong cơn dông đề phòng gió giật mạnh, lốc xoáy.

Vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 11-14, vùng gần tâm siêu bão đi qua cấp 15-16, giật trên cấp 17, biển động dữ dội.

Dự báo khoảng trưa 6/9, vùng biển phía Đông của vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ) có gió mạnh dần lên cấp 6-7.

Từ tối và đêm 6/9, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-14, giật cấp 17, biển động dữ dội.

Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an TP.HCM (PC07) khuyến cáo, đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật, các đơn vị chức năng rà soát, kiểm tra hệ thống thoát nước nhằm đảm bảo việc chống ngập úng. Kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình hạ tầng kỹ thuật, kiểm soát quy trình cắt tỉa cây xanh không gãy đổ, bật gốc, tét nhánh... đảm bảo an toàn điện và cung cấp nước sạch khi bị ngập nước.

Đối với các công trình đang khai thác, sử dụng (nhà ở, trụ sở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp...), người dân, chủ sử dụng thực hiện gia cố, giằng chống đảm bảo an toàn trước mưa bão.

"Nên ngắt nguồn điện nếu khu vực trong nhà bị ngập hoặc bị mưa, gió tạt làm ướt sàn. Cần bố trí chỗ lắp đặt đường dây dẫn điện, ổ cắm điện, thiết bị sử dụng điện trong nhà cao hơn mức nước thường ngập lụt, ẩm ướt; lắp thiết bị đóng, cắt có tính năng chống rò điện phù hợp; Nên cắt nguồn điện cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện lắp đặt ngoài trời (bảng hiệu, bảng quảng cáo…) khi mưa to, gió lớn…", PC07 khuyến cáo.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Chỉ đạo mới về cải tạo tuyến đường thuộc khu trung tâm

Chỉ đạo mới về cải tạo tuyến đường thuộc khu trung tâm

Chủ tịch UBND TP.HCM vừa chỉ đạo thí điểm cải thiện giao thông, cải tạo không gian đường phố trên đường Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, Quận 1.

HoREA kiến nghị miễn trừ thuế thu nhập doanh nghiệp các khoản hỗ trợ dịch bệnh, thiên tai...

HoREA kiến nghị miễn trừ thuế thu nhập doanh nghiệp các khoản hỗ trợ dịch bệnh, thiên tai...

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa góp ý nhiều vấn đề liên quan đến việc tính thuế thu nhập doanh nghiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp.

Tổ chức thi hoa hậu có lãi lắm sao?!

Tổ chức thi hoa hậu có lãi lắm sao?!

Khéo thu vén, nắm trong tay bản quyền nhiều cuộc thi hoa hậu, tổ chức nhiều cuộc thi, nôm na gọi là bà lớn trong ngành thì sức chi phối càng lớn và càng lãi nhiều

Hưng Thịnh Land đối mặt với khó khăn tài chính

Hưng Thịnh Land đối mặt với khó khăn tài chính

Trong nửa đầu năm 2024, Hưng Thịnh Land đã ghi nhận khoản lỗ sau thuế lên đến 538 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức lỗ hơn 88 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Khi nào Việt Nam sẽ vô nhóm 35 nền kinh tế lớn nhất thế giới?

Khi nào Việt Nam sẽ vô nhóm 35 nền kinh tế lớn nhất thế giới?

Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, Việt Nam sẽ vào nhóm 35 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2024. Chính phủ cũng đặt mục tiêu nước ta sẽ thuộc nhóm từ 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới, nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao.

Top 10 tỉnh, thành đứng đầu về thu ngân sách 8 tháng

Top 10 tỉnh, thành đứng đầu về thu ngân sách 8 tháng

TP.HCM là địa phương dẫn đầu cả nước về thu ngân sách Nhà nước với tổng thu ước đạt 344,8 nghìn tỷ đồng qua 8 tháng đầu năm 2024. Tiếp theo lần lượt là Hà Nội, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Thanh Hóa, Quảng Ninh...