Thứ tư, 04/12/2024

Tròn mắt với tinh thần lạc quan của người tiêu dùng Việt qua khảo sát

07/11/2024 7:13 PM (GMT+7)

Người tiêu dùng Việt Nam cho thấy mức độ lạc quan cao nhất về triển vọng kinh tế của đất nước so với người tiêu dùng trong khu vực Đông Nam Á.

Chiều 7/11/2024 tại TP.HCM, Ngân hàng UOB (Singapore) công bố "Nghiên cứu Tâm lý người tiêu dùng ASEAN năm 2024", viết tắt là ACSS.

ACSS 2024 của UOB cho thấy tâm lý tích cực của người tiêu dùng Việt Nam: Hơn 70% người được khảo sát bày tỏ sự tin tưởng vào triển vọng kinh tế của đất nước trong 6 đến 12 tháng tới.

Tròn mắt với tinh thần lạc quan của người tiêu dùng Việt - Ảnh 1.

Tâm lý lạc quan của người tiêu dùng Việt Nam đối với triển vọng kinh tế đất nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Ảnh minh họa

Theo báo cáo trên, những lý do cho tâm lý đáng ngạc nhiên này gồm GDP Việt Nam tăng 6,42% trong 6 tháng đầu năm nay. Trong dự báo kinh tế mới nhất của UOB được công bố vào tháng 10, ngân hàng từ Singapore đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP cả năm của Việt Nam lên 6,4%, tăng từ mức dự báo 5,9% trước đó vì kinh tế Việt Nam tăng trưởng đến 7,4% trong quý 3 vừa qua.

Nghiên cứu mới của UOB còn cho thấy một tỷ lệ cao khác từ Việt Nam. Đến 71% người khảo sát tại Việt Nam cho biết họ đã có chi tiêu ở nước ngoài trong khu vực ASEAN trong năm qua, chủ yếu là cho các chuyến công tác và du lịch.

Tỷ lệ 71% này cao hơn mức trung bình của khu vực là 66% và cũng cao hơn tỷ lệ ở các nước Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Ông Paul Kim, Giám đốc Khối Dịch vụ Tài chính Cá nhân, Ngân hàng UOB Việt Nam chia sẻ: "Rất đáng mừng vì người tiêu dùng Việt Nam dẫn đầu khu vực về sự lạc quan đối với tình hình kinh tế của đất nước. Dường như tâm lý tích cực này đã góp phần thúc đẩy mức tăng trong chi tiêu xuyên biên giới của người tiêu dùng Việt".

Tròn mắt với tinh thần lạc quan của người tiêu dùng Việt - Ảnh 2.

Ông Paul Kim, Giám đốc Khối Dịch vụ Tài chính Cá nhân, Ngân hàng UOB Việt Nam, cung cấp thông tin tại buổi công bố "Nghiên cứu Tâm lý người tiêu dùng ASEAN năm 2024" chiều 7/11/2024 ở TP.HCM. Ảnh: H.Y.

ACSS là nghiên cứu khu vực của UOB để phân tích tâm lý và các xu hướng của người tiêu dùng tại Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Đây là năm thứ 5 nghiên cứu được triển khai. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2024, đã hỏi 5.000 người tại 5 nước này, gồm 1.000 người ở Việt Nam.

UOB lưu ý rằng tỷ lệ 70% người khảo sát ở Việt Nam tin tưởng vào triển vọng kinh tế của đất nước là rất cao, vì tỷ lệ trung bình cả khu vực là 52%.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam cũng lạc quan nhất khu vực về vấn đề tài chính cá nhân, với 90% kỳ vọng sẽ có tình hình tài chính ổn định hoặc khá hơn vào tháng 6 năm 2025, tiếp theo là Indonesia (89%) và Thái Lan (82%).

Cũng theo nghiên cứu trên, 77% người tiêu dùng Việt Nam vẫn lo lắng về các vấn đề liên quan đến tài chính, trong đó nhóm Gen Z (nhóm người sinh từ năm 1995 đến năm 2012) thể hiện mức độ lo lắng cao nhất (87%).

Lạm phát gia tăng vẫn là mối lo ngại tài chính hàng đầu, được nêu ra bởi 60% số người được khảo sát ở Việt Nam, tiếp theo là lo ngại về sự gia tăng trong chi tiêu hộ gia đình (53%).

Trong năm qua, người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ đã tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu. Ba hạng mục hàng đầu mà người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ đã chi nhiều hơn trong năm qua là giáo dục cho con cái (42%), chăm sóc sức khỏe (33%) và các dịch vụ tiện ích (33%).

Người tiêu dùng Việt Nam cũng chi nhiều hơn cho các trải nghiệm như kỳ nghỉ, ăn uống sang trọng, sự kiện âm nhạc và lễ hội so với người tiêu dùng trong khu vực, với 42% người khảo sát ở Việt Nam cho biết họ đã chi tiêu nhiều hơn cho những lĩnh vực này, cao hơn tỷ lệ trung bình của khu vực ASEAN (chỉ 35%).

Người tiêu dùng trẻ tuổi có xu hướng chi tiêu cho trải nghiệm nhiều hơn các nhóm khác, đặc biệt là Gen Z với 47% trong số họ cho biết đã chi nhiều hơn cho các hoạt động về trải nghiệm.

Về chi tiêu ở nước ngoài, hơn 70% người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ đã chi tiêu ở nước ngoài trong khu vực ASEAN trong năm qua, trong đó Thái Lan và Singapore là những điểm đến phổ biến nhất. Trong số các phương thức thanh toán ở nước ngoài, 71% người được hỏi cho biết họ thích sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ vật lý, hoặc thẻ tín dụng/ thẻ ghi nợ di động; chỉ có 38% thích sử dụng tiền mặt.

ACSS 2024 cũng cho thấy gần 60% người tiêu dùng Việt Nam đã dành ra ít nhất ba tháng chi phí cho các trường hợp khẩn cấp, cao hơn mức trung bình của khu vực là 54%. Gần một nửa số người được hỏi cho biết họ thường xuyên tiết kiệm hơn 20% thu nhập hàng tháng của mình, chủ yếu là ở nhóm Gen Y (những người được sinh ra trong khoảng năm 1981 đến năm 1996).

Nhu cầu đầu tư cũng rất mạnh mẽ, với 63% người tiêu dùng Việt Nam phân bổ hơn 10% thu nhập năm của họ cho các khoản đầu tư. Tỷ lệ trung bình của khu vực là 53%, theo nghiên cứu được công bố hôm nay.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Dịch sởi tại TP.HCM tiếp tục diễn biến phức tạp

Dịch sởi tại TP.HCM tiếp tục diễn biến phức tạp

TP.HCM vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp bé gái tử vong do mắc sởi. Trước tình hình đó, địa phương sẽ tiếp tục rà soát, đầy nhanh việc tiêm vaccine cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi để kiểm soát dịch sởi.

Bác kháng cáo, tuyên y án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan

Bác kháng cáo, tuyên y án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan

Bị cáo Trương Mỹ Lan tham gia nhiều hành vi phạm tội, một lúc phạm nhiều tội, xâm phạm nghiêm trọng tới hoạt động tài chính ngân hàng. Cấp sơ thẩm tuyên phạt mức án tử hình là đúng người, đúng tội, tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo này.

TP.HCM quyết tâm giải quyết các dự án tồn đọng trong tháng 12/2024

TP.HCM quyết tâm giải quyết các dự án tồn đọng trong tháng 12/2024

Ngày 3/12, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký văn bản ban hành thông báo phân công Thường trực UBND TP theo dõi, chỉ đạo giải quyết các dự án tồn đọng đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.

Tiêu thụ ô tô tăng 53%, sẽ ra sao không miễn 50% thuế trước bạ?

Tiêu thụ ô tô tăng 53%, sẽ ra sao không miễn 50% thuế trước bạ?

Từ đầu năm đến nay, thị trường ô tô trong nước ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên từ 01/12/2024 trở đi, xe sản xuất và lắp ráp trong nước không được miễn 50% phí trước bạ sẽ ảnh hưởng nhiều đến lượng tiêu thụ xe.

TP.HCM sẽ giảm 39 phường sau sắp xếp lại đơn vị hành chính

TP.HCM sẽ giảm 39 phường sau sắp xếp lại đơn vị hành chính

TP.HCM triển khai kế hoạch sắp xếp lại đơn vị hành chính, giảm 39 phường, nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/6/2025.

Xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết 2025: Sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp

Xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết 2025: Sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp

Trong khi các sản phẩm như rượu bia và bánh kẹo giảm sút, xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết năm 2025 đó là chuộng sản phẩm giản đơn, tiện lợi và sản phẩm liên quan chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.