Chỉ sau động thái cắt giảm thêm sản lượng dầu khoảng 1,16 triệu thùng/ngày từ tháng 5 tới của OPEC+, hàng loạt dự báo về giá "vàng đen" đã điều chỉnh tăng vọt.
Giá dầu tăng sẽ tạo thêm áp lực lên lạm phát toàn cầu. Thậm chí còn buộc các ngân hàng trung ương phải giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian lâu hơn và gia tăng nguy cơ suy thoái kinh tế. Vậy vì sao giá dầu lại khiến cả thế giới đau đầu như thế?
Dầu chiếm khoảng 3% GDP và là một trong những mặt hàng quan trọng nhất trên thế giới. Các sản phẩm từ dầu mỏ có thể được tìm thấy trong mọi thứ, từ thiết bị bảo hộ cá nhân, nhựa, hóa chất, phân bón cho đến những viên thuốc giảm đau, quần áo, nhiên liệu cho phương tiện giao thông và thậm chí cả các tấm pin mặt trời.
Bởi sự phủ sóng dày đặc nên giá dầu thay đổi sẽ tác động đến giá cả của hầu hết mọi thứ. Giá dầu tăng không chỉ ở trạm xăng mà còn tác động ở hầu hết mọi hàng hóa và dịch vụ mà chúng ta sử dụng. Bởi vì dầu mỏ là nguyên liệu, nguồn năng lượng được sử dụng trong vận chuyển hàng hoá.
Chi phí sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế sẽ tăng do giá tương đối của năng lượng đầu vào cao, gây áp lực lên tỉ suất lợi nhuận. Đồng thời, giá dầu và lạm phát luôn được đề cập đi kèm với nhau. Chủ tịch FED Jerome Powell từng phát biểu: "Giá dầu thô cứ tăng 10 USD/thùng sẽ làm tăng lạm phát thêm 0,2% và cản trở tăng trưởng kinh tế 0,1%".
Sẽ có cả tác động trực tiếp và gián tiếp đến thị trường tài chính. Những thay đổi thực tế cũng như dự đoán trong hoạt động kinh tế, thu nhập doanh nghiệp, lạm phát và chính sách tiền tệ sau khi giá dầu tăng sẽ ảnh hưởng đến việc định giá cổ phiếu, trái phiếu và tỉ giá hối đoái.
Cuối cùng, tùy thuộc vào thời gian tăng giá dự kiến, sự thay đổi về giá sẽ tạo ra động cơ khuyến khích các nhà cung cấp năng lượng tăng sản lượng và đầu tư mạnh tay hơn.
Còn với Việt Nam, TS Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê - phân tích: "Xăng dầu cứ tăng 10% thì làm cho lạm phát tăng 0,36 điểm phần trăm và kịch bản tăng trưởng kinh tế giảm 0,5 điểm phần trăm.
Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến giá các nguyên liệu đầu vào khác như phân bón, thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng… Từ đó tác động dây chuyền đến cả nền kinh tế".
Theo đó, kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỉ lệ chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế là 37%.
Trong hoạt động sản xuất hàng hoá và dịch vụ, tuỳ theo quy trình sản xuất của mỗi ngành, có thể thấy hầu hết các ngành dù nhiều hay ít đều sử dụng xăng dầu. Chi phí xăng dầu chiếm khoảng 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế. Điều này cho thấy xăng dầu chiếm tỉ trọng cao và tác động mạnh vào giá thành sản phẩm.
Giá xăng dầu tăng chắc chắn tác động rất mạnh tới các ngành sử dụng nhiều xăng dầu như đánh bắt thủy sản, vận tải hàng hóa và hành khách đường bộ, đường thủy và đường hàng không.
Theo Lao động
Nhu cầu mua vé máy bay về quê đón Tết của người dân liên tục tăng khiến một số đường bay "vàng" từ TP.HCM đi các địa phương đang khan hiếm vé giá rẻ.
Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.
Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
Thời điểm này, dù còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday, nhưng theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, không khí giảm giá sớm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều người tranh thủ đi mua sắm sớm.