Đứng thứ 19 thế giới, hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải tại thị xã Phú Mỹ có thể tiếp nhận tàu trọng tải đến 200.000 tấn. Đây cũng là cảng biển duy nhất tại miền Nam có tuyến tàu trực tiếp kết nối Âu - Mỹ.
Hệ thống này nằm dọc theo bờ đông của sông Thị Vải; bờ phía đối diện là khu vực huyện Cần Giờ, nơi có khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ nổi tiếng thế giới. Cảng có độ sâu luồng từ 15 - 20m, vũng quay đầu rộng 600m thuận lợi cho việc quay đầu và đón nhận các tàu lớn nhất thế giới đến 200.000 tấn. Hiện cảng có tổng diện tích 27 ha với năng lực tiếp nhận 1,6 – 2 triệu TEU mỗi năm (một TEU tương đương 1 container loại 20 feet).
Cái Mép - Thị Vải là hệ thống cảng nước sâu trọng yếu phục vụ cho Nam Bộ và duyên hải Miền Trung. Tháng 10/2020, tàu container Margrethe Maersk lớn nhất thế giới thuộc hãng tàu Maersk Line (Đan Mạch) đến cảng quốc tế CMIT thuộc hệ thống này để bốc dỡ container.
Tàu Margrethe Maersk dài gần 400m (chiều dài gần bằng bốn sân bóng đá), rộng 59m, có trọng tải 214.121 tấn, với sức chở lên đến 18.340 TEU. Đây là lần thứ hai tàu cập cảng CMIT nhưng lần trước (vào tháng 2/2017) đi không tải. Sau khi bốc xếp khoảng 6.500 container, tàu tiếp tục hải trình đi Mỹ để thế giới ghi tên Việt Nam lên bản đồ đón siêu tàu container.
"Sự kiện tàu Margrethe Maersk cập cảng CMIT hôm nay là cột mốc quan trọng khi một cảng nước sâu tại Việt Nam có khả năng tiếp nhận các tàu kích cỡ lớn được triển khai trên các tuyến châu Âu và xuyên Thái Bình Dương, góp phần định hình hạ tầng hàng hải Việt Nam sẵn sàng năng lực đáp ứng tiềm năng tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới", ông Tobias Gruemmer, Giám đốc khai thác khu vực của hãng tàu Maersk Line, cho biết tại sự kiện lớn lúc đó.
Lợi thế của hệ thống cảng này là nằm giữa các tuyến đường biển và đường bộ quan trọng, kết nối liên tỉnh (tỉnh lộ 965 và quốc lộ 51) và toàn vùng Đông Nam Bộ. Cái Mép - Thị Vải đang kết nối các khu công nghiệp lớn của tỉnh (như KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3, KCN Mỹ Xuân B1 – Conac, KCN Cái Mép, KCN Long Sơn, KCN Châu Đức, KCN Đá Bạc, KCN Đất Đỏ…) với TP.HCM Đồng Nai, Bình Dương và các tỉnh lân cận khác. Chính nhờ Cái Mép - Thị Vải, thời gian vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với rất nhiều thị trường quốc tế được rút ngắn, giảm chi phí logistics, hỗ trợ hiệu quả cho nền kinh tế hướng về xuất khẩu của đất nước.
Thực tế cho thấy cụm cảng này là điểm trung chuyển thuận lợi cho giao thương giữa Việt Nam và nhiều nước, nhất là các vùng thị trường xuất nhập khẩu chính như Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á… Theo thông tin từ Bà Rịa-Vũng Tàu, cảng nước sâu này chỉ cách trạm hoa tiêu Vũng Tàu 18 hải lý.
Sau khi cảng CMIT đón siêu tàu container của Maersk Line, hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải được chính thức đưa vào khai thác và vận hành từ tháng 1/2021 để cảng trung chuyển quốc tế cấp đặc biệt của Việt Nam và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Ngày 30/3 năm nay, tàu container OOCL Spain cập cảng Gemalimk trong cụm này. Tàu có chiều dài gần 400m, rộng 61,3m, có trọng tải lên đến 225.000 tấn và chở được 24.188 TEU; cùng mớn nước tàu vào -15 m và mớn nước tàu ra -15,5 m. OOCL Spain được xếp hạng là một trong những siêu tàu container lớn nhất thế giới.
Nếu đem số container tàu này chở được xếp thành hàng dài, độ dài ấy khoảng 146km.
Sau đó, trong tháng 8/2023, cảng Tân Cảng Cái Mép trong cụm lần thứ 2 đón thành công siêu tàu du lịch man tên Spectrum of the Seas thuộc hãng Royal Caribbean Cruise Lines với chiều dài 347m, cao 63m. Với gần 16 tầng, 2.000 phòng, khả đón tiếp 5.600 khách. Tàu được xem là du thuyền lớn nhất đang được hãng vận hành tại khu vực châu Á.
Đánh giá về tầm quan trọng của cảng biển và logistics trong phát triển kinh tế của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, cho biết: "Tỉnh hiện có 48/69 cảng được đưa vào sử dụng và khai thác, với tổng chiều dài lên đến 14km, tổng công suất 140 triệu tấn/ năm. Cảng Cái Mép – Thị Vải hiện là cụm cảng đầu tiên nằm trong top 19 cảng lớn nhất thế giới.
Ông giải thích thêm: "Theo quy hoạch tỉnh 2021 – 2030, và tầm nhìn đến 2050, tỉnh tập trung phát triển khu vực Cái Mép - Thị Vải ngang tầm khu vực vào năm 2030, cạnh tranh ngang hàng với Singapore và trở thành một đầu mối cảng biển đẳng cấp thế giới vào năm 2045; phát triển khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ, bao gồm hệ sinh thái công nghiệp - dịch vụ hoàn chỉnh".
Cuối tháng 10 vừa qua, Công ty cổ phần Thanh Bình Phú Mỹ đưa vào hoạt động cảng cạn Phú Mỹ có diện tích gần 38 ha. Dự án tiếp tục giúp Bà Rịa - Vũng Tàu hoàn thiện hệ sinh thái công nghiệp cảng biển, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ. Hai cảng cạn khác của miền Nam cũng chỉ cách đó không quá 1 giờ xe chạy, nằm trong tỉnh Đồng Nai.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.