Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với lợi thế giao thông đường thủy, đường bộ và hàng không sắp có thêm thành phố thứ 3. Đó là thị xã Phú Mỹ, nơi sắp tới sẽ có dự án Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ tầm cỡ khu vực và thế giới, với vốn đầu tư ước tính 6,7 tỷ USD.
Theo thông báo của Chính phủ Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 11/9, công ty điều hành cảng SSA Marine (Mỹ) và công ty Gemadept (Việt Nam) sẽ hợp tác phát triển các cảng biển chiến lược tại miền Nam, bao gồm Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ trị giá 6,7 tỷ USD.
SSA Marine và Gemadept có mục tiêu chung là muốn đưa cảng Cái Mép Hạ (còn gọi là cảng Cái Mép - Thị Vải) trở thành trung tâm logistics lớn nhất cả nước. Siêu cảng đảm nhận khối lượng hàng container lớn nhất nước được xây dựng ngay cửa sông Cái Mép và sông Thị Vải.
Dự án ban đầu được quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 với diện tích khoảng 1.800 ha, gồm hai phân khu chính là Trung tâm logistics và Bến cảng Cái Mép Hạ hạ lưu.
Giữa tháng 9/2023, tập đoàn Hyosung Hàn Quốc vừa quyết định chọn Bà Rịa - Vũng Tàu làm địa điểm mới để đầu tư sản xuất sợi carbon và tổng vốn ước tính gần 1 tỷ USD, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu của ông lớn này. Công ty Vật liệu Tiên tiến Hyosung (Hyosung Advanced Materials) con của tập đoàn đã thành lập một đơn vị mới có tên Hyosung Vina Core Materials Co., Ltd. tại Bà Rịa - Vũng Tàu cho dự án lớn này.
Đến nay, 533 tỷ won (402 triệu USD) đã được đầu tư vào công ty sản xuất sợi carbon Hyosung Advanced Materials, kế hoạch của Hyosung là nhà máy mới tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 - thị xã Phú Mỹ sẽ hoàn thành vào nửa đầu năm 2025.
Khu Công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 gần đó thu hút được 38 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký hơn 72.000 tỷ đồng (hơn 2,65 tỷ USD) đến thời điểm này. Trong đó có các tập đoàn lớn và đa ngành từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ...
KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3 là dự án trọng điểm của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, thuộc chương trình "Sáng kiến phát triển kinh tế dựa trên tiềm năng và lợi thế của Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - PBEG", do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đề xuất. Đây là khu công nghiệp chuyên sâu đầu tiên của Việt Nam.
Là một trong hai dự án KCN kiểu mẫu nằm trong Thỏa thuận Hợp tác & Phát triển được ký kết giữa chính phủ Việt Nam và Nhật Bản, KCN Phú Mỹ 3 được đầu tư hạ tầng bài bản, cơ sở vật chất hiện đại chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư Nhật Bản. Những ngành trọng điểm đang được đầu tư tại KCN Phú Mỹ 3 gồm khí đốt, gas, xăng dầu, luyện kim…
Một trong những lợi thế của KCN Phú Mỹ 3 là gần cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải, một trong những trung tâm thông thương hàng hải lớn nhất địa phương và khu vực. Cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải được đầu tư đầu tư 12.891 tỷ đồng, bằng vốn vay của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng của Việt Nam.
Với diện tích khoảng 334 ha, thị xã Phú Mỹ nằm dọc theo quốc lộ 51, cách TP.HCM khoảng 60 km, cách TP. Vũng Tàu khoảng 40 km và TP. Bà Rịa khoảng 20 km. Từ thị xã đến sân bay quốc tế Long Thành (đang xây dựng tại huyện Long Thành, Đồng Nai) trong vòng 30 phút.
Theo báo cáo của Sở Nội vụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, căn cứ tiêu chuẩn của thành phố thuộc tỉnh, thị xã Phú Mỹ đạt 11/11 tiêu chuẩn thành lập thành phố Phú Mỹ.
Quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành đô thị vệ tinh quan trọng, một trung tâm kinh tế lớn của khu vực và cả nước.
Trong đó, theo quy hoạch đến năm 2025, thị xã Phú Mỹ trở thành đô thị cảng biển, là trung tâm công nghiệp chuyên sâu, công nghiệp cảng biển, thương mại, dịch vụ logistics và đầu mối giao thông cảng quan trọng.
Thị xã Phú Mỹ đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách tỉnh, với tổng thu ngân sách năm 2022 là 30.625 tỷ đồng. Trong danh sách 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương trên cả nước, Phú Mỹ dù là một thị xã nhưng có số thu chỉ thấp hơn 12 tỉnh dẫn đầu, nhưng cao hơn các tỉnh như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Khánh Hòa...
Thu ngân sách của thị xã Phú Mỹ gần tương đương với tổng số thu của 11 tỉnh xếp cuối bảng bao gồm Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kon Tum, Đắk Nông, Ninh Thuận, Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng.
Cùng với xây dựng Trung tâm logistics Cái Mép Hạ, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đang tích cực thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông logistics.
Một loạt giải pháp như thí điểm cơ chế cảng mở tại cụm cảng container khu vực Cái Mép; thành lập Chi cục Kiểm định hải quan tại khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải, triển khai Dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường Vành đai 4 hay dự án đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu, kết nối trung tâm logistics Cái Mép Hạ và sân bay Long Thành và hệ thống đường cao tốc phía Nam, nhằm góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh Đông Nam bộ và kết nối liên vùng.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.