Thứ ba, 14/05/2024

Cầu vượt bộ hành, mảnh ghép còn thiếu cho đường Vành đai 2 hiện đại

12/07/2023 8:00 AM (GMT+7)

Đường Vành đai 2 (Hà Nội) chính thức thông xe vào tháng 1/2023, tuy nhiên, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến ngã tư Sở dài hơn 5km không có cầu vượt bộ hành, duy nhất một hầm cho người đi bộ tại ngã tư Sở (hoạt động từ năm 2007), và chỉ 10 vị trí có vạch kẻ sang đường.


Để đi bộ sang đường hằng ngày, chị Ngô Thị Hường, ở ngõ 461 Minh Khai, phải chuẩn bị tâm lý và mặc trang phục sặc sỡ để các chủ phương tiện nhận diện tốt hơn. Dù đường Minh Khai đoạn qua Times City có mật độ phương tiện cao, tốc độ di chuyển lớn, hai bên đường có nhiều chung cư cao tầng nhưng lại không có cầu vượt hay vạch kẻ sang đường cho người đi bộ.

Cầu vượt bộ hành, mảnh ghép còn thiếu cho đường Vành đai 2 hiện đại - Ảnh 1.

Đường Vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến ngã tư Sở dài hơn 5km nhưng không có cầu vượt bộ hành, duy nhất một hầm cho người đi bộ tại ngã tư Sở (hoạt động từ năm 2007)

"Mình cố gắng đợi lúc thoáng nhất để đi rồi nhưng vẫn chùn chân, rất là sợ. Cũng có những tai nạn đáng tiếc đã xảy ra, ví dụ như cách đây khoảng 2 tuần, từ cổng chung cư Imperia, buổi tối có một cô qua đi qua đường và bị tai nạn. Rất mong Nhà nước có thể xây dựng cầu vượt cho người đi bộ để mọi người sang đường an toàn hơn", chị Hường cho biết.

Đường Vành đai 2 chính thức thông xe vào tháng 1/2023, với đường cao tốc trên cao và đường dưới thấp 8-10 làn xe. Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến ngã tư Sở dài hơn 5km không có cầu vượt bộ hành, duy nhất một hầm cho người đi bộ tại ngã tư Sở (hoạt động từ năm 2007), và chỉ 10 vị trí có vạch kẻ sang đường (gồm 8 nút giao có đèn tín hiệu và 2 điểm quay đầu xe). Đặc biệt, đoạn từ cầu Mai Động đến ngã tư Bạch Mai dài hơn 1km nhưng không có bất cứ điểm sang đường nào.

Cầu vượt bộ hành, mảnh ghép còn thiếu cho đường Vành đai 2 hiện đại - Ảnh 2.

Băng qua đường rộng tới 50-60m, dù nơm nớp lo sợ nhưng dường như là lựa chọn bắt buộc với người dân

Băng qua đường rộng tới 50-60m, dù nơm nớp lo sợ nhưng là lựa chọn bắt buộc với người dân sinh sống hai bên đường, và cả những người đi xe buýt như anh Nguyễn Văn Linh, ở quận Hai Bà Trưng: "Đầu tiên là không có vạch kẻ cho người đi bộ, thứ hai là mật độ xe khá dày. Thỉnh thoảng em phải sang bên kia để bắt xe buýt, em có vấn đề ở chân, không đi được xe máy. Em phải dậy sớm để sang đường bởi vì tầm 6-7h trở đi thì sang đường mất rất nhiều thời gian, rất là đông".

Chuyên gia giao thông, PGS. TS. Doãn Minh Tâm đánh giá, việc thiết kế và thi công đường Vành đai 2 thực hiện đúng theo quy định bởi Tiêu chuẩn Việt Nam 13592 không quy định bao nhiêu mét có một điểm sang đường. Tuy nhiên, về mức độ an toàn và đáp ứng nhu cầu giao thông thì các cơ quan chức năng cần xem xét thêm:

"Đường Vành đai 2 mặt đường rất rộng, có chu kỳ đèn đi chăng nữa, chu kỳ đèn 30 giây đến 60 giây thì người đi bộ qua đường, nhất là người cao tuổi và trẻ em khó thực hiện được hành trình an toàn. Khi nhu cầu qua đường đủ lớn thì người ta mới làm cầu vượt, hầm chui. Đây là “bài toán” của chủ công trình, các ban, ngành có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo tư vấn khảo sát, thiết kế, đáp ứng nhu cầu qua lại của nhân dân", PGS. TS. Doãn Minh Tâm cho biết.

Cầu vượt bộ hành, mảnh ghép còn thiếu cho đường Vành đai 2 hiện đại - Ảnh 3.

Cầu vượt bộ hành là cần thiết, nhưng quan trọng hơn là các đô thị cần xây dựng một chiến lược ưu tiên phát triển hạ tầng cho người đi bộ

Theo chuyên gia giao thông, TS. Nguyễn Hữu Đức, việc thiếu hệ thống cầu vượt, hầm bộ hành không chỉ diễn ra tại đường Vành đai 2 mà còn nhiều khu vực khác ở các đô thị, khi tổ chức giao thông chưa dành sự ưu tiên cho người đi bộ: "Người đi bộ không được để ý đến trong quá trình thiết kế, thực hiện đường Vành đai 2. Đã trót như vậy rồi thì sửa chữa không dễ một chút nào. Xây cầu vượt có khả thi, nhưng quan trọng là nó phải nằm trong chiến lược ưu tiên cho người đi bộ".

Về kế hoạch xây dựng cầu vượt bộ hành trên đường Vành đai 2 trong tương lai, VOV Giao thông đã liên hệ với Sở Giao thông vận tải Hà Nội và sẽ cập nhật thông tin ngay khi có phản hồi.

Theo VOV

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đêm Sài Gòn rộn rã với Ho Chi Minh City Night Run Eximbank 2024

Đêm Sài Gòn rộn rã với Ho Chi Minh City Night Run Eximbank 2024

Đêm cuối tuần này, đường phố Sài Gòn sẽ thêm rộn rã với những bước chân của hơn 5.000 vận động viên với Ho Chi Minh City Night Run Eximbank 2024 diễn ra từ ngày 18-19/5.

Các nhà phân phối bán lẻ quốc tế "săn" nguồn hàng, doanh nghiệp dệt may trong nước "dễ thở"

Các nhà phân phối bán lẻ quốc tế "săn" nguồn hàng, doanh nghiệp dệt may trong nước "dễ thở"

Theo Bộ Công thương, hàng trăm đoàn thu mua quốc tế dự kiến “đổ bộ” vào Việt Nam tìm kiếm đối tác bền vững trong lĩnh vực dệt may, da giày. Vì thế, các doanh nghiệp sản xuất ngành hàng này “dễ thở” hơn.

Kỹ sư Sài thành trồng đông trùng hạ thảo chuẩn OCOP thu nhập tiền tỷ

Kỹ sư Sài thành trồng đông trùng hạ thảo chuẩn OCOP thu nhập tiền tỷ

Không chỉ cung cấp đông trùng hạ thảo ra thị trường, anh Lê Ngọc Lụm còn phát triển thành những sản phẩm đạt chuẩn chất lượng để tạo thương hiệu riêng tại TP.HCM

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Giá vàng thế giới hôm nay (14/5) quay đầu giảm mạnh do nhà đầu tư chốt lời trước dữ liệu lạm phát được công bố. Trong nước, giá vàng nhẫn giảm khá mạnh, niêm yết cao nhất ở mức 76,8 triệu đồng/lượng; còn vàng miếng SJC tiếp tục giảm về 90 triệu đồng/lượng.

Các hãng hàng không tăng tần suất bay từ TP.HCM, Hà Nội đến Điện Biên

Các hãng hàng không tăng tần suất bay từ TP.HCM, Hà Nội đến Điện Biên

Lượng hành khách từ các nơi, đặc biệt là TP.HCM và Hà Nội đổ về Điện Biên tăng cao khiến các hãng hàng không phải tăng tần suất khai thác.