ACB, ngân hàng thương mại tư nhân lớn thứ tư tại Việt Nam, đã đạt đến giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài 30% - mức trần theo quy định của Chính phủ. Nói cách khác, ACB đã hết "room" sở hữu ngoại. Vì vậy, nhà đầu tư nước ngoài nào muốn đầu tư vào nhà băng này phải mua lại cổ phần từ một nhà đầu tư ngoại hiện hữu.
Ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB, tại một sự kiện của ngân hàng. Ảnh: ACB.
CVC Capital đầu tư vào ACB từ năm 2017. Hiện nay, quỹ châu Âu này đang làm việc với một công ty tư vấn (không được công khai tên) để chuyển nhượng khoản đầu tư này. Theo thị giá hôm nay, 5/1, vốn hóa của ACB tương đương khoảng 4,03 tỷ USD, và phần nắm giữ của CVC Capital tương đương 200 triệu USD.
Hãng tin Reuters trích lời 2 nguồn tin không nêu tên của hãng, cho biết trong số các công ty tiếp cận CVC Capital để thương lượng có các doanh nghiệp từ Nhật Bản.
Trong thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã nhảy vào thị trường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) Việt Nam. Theo nhiều công ty tư vấn về M&A ở Việt Nam và nước ngoài, dòng vốn Nhật Bản này sẽ tiếp tục chảy vào Việt Nam, nơi các công ty Nhật nhìn thấy nhiều tiềm năng tăng trưởng kinh doanh.
Quá trình đàm phán giữa CVC với các bên mua tiềm năng đang diễn ra, và chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra, theo Reuters. Hãng tin quốc tế này cho biết cả CVC lẫn ACB (trụ sở chính ở TP.HCM) không có phản hồi gì với Reuters, về thông tin liên quan đến thương vụ tiềm năng này.
Quý 3/2023, ACB đạt lợi nhuận sau thuế ở con số 4.038 tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ của năm 2022. Lũy kế 3 quý đầu năm 2023, lợi nhuận ACB hơn 12.000 tỷ đồng, xếp thứ 7 trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Đến hết ngày 30/9, tổng tài sản ACB đạt gần 650.000. Tăng trưởng tín dụng của ACB đạt 8,2%, cao hơn trung bình toàn ngành. Tỷ lệ nợ xấu tại ACB chỉ 1,2%, dù tăng so với đầu năm 2023 (chỉ 0,74%) nhưng vẫn là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong các ngân hàng niêm yết.
Liên tục trong 5 năm (đến hết 2022), ACB duy trì tỷ lệ nợ xấu ở dưới 1%, nằm trong nhóm thấp nhất Việt Nam cùng với các nhà băng như Vietcombank và Techcombank.
Các nhà đầu tư đang vật lộn với những lo ngại về cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đang leo thang sau khi Trung Quốc "chơi rắn", trả đũa Mỹ với mức thuế quan từ 84% lên 125%.
Nhiều người trẻ hiện nay chọn cách vay ngân hàng để mua nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nên cân nhắc mức vay an toàn là tối đa 50% giá trị bất động sản.
Đà Nẵng đặt mục tiêu hoàn thành xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn thành phố vào tháng 9/2025, trên tinh thần “6 rõ” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ mang đến cuộc sống ổn định hơn cho người dân.
Trung Quốc đã sửa đổi các quy định về đăng ký kết hôn, giảm bớt giấy tờ và tạo điều kiện cho các cặp đôi linh hoạt hơn trong việc lựa chọn nơi đăng ký kết hôn, nhằm khuyến khích nhiều người trẻ hơn kết hôn.
Giá bất động sản tại TP.HCM liên tục tăng cao khiến nhiều người trẻ lựa chọn xu hướng thuê nhà thay vì mua nhà. Trước bối cảnh này, các chuyên gia đề xuất nên có thêm nhiều giải pháp để hỗ trợ nhu cầu an cư cho người dân.
Các nhà đầu tư đang vật lộn với những lo ngại về cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đang leo thang sau khi Trung Quốc "chơi rắn", trả đũa Mỹ với mức thuế quan từ 84% lên 125%.
Nhiều người trẻ hiện nay chọn cách vay ngân hàng để mua nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nên cân nhắc mức vay an toàn là tối đa 50% giá trị bất động sản.
Đà Nẵng đặt mục tiêu hoàn thành xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn thành phố vào tháng 9/2025, trên tinh thần “6 rõ” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ mang đến cuộc sống ổn định hơn cho người dân.
Trung Quốc đã sửa đổi các quy định về đăng ký kết hôn, giảm bớt giấy tờ và tạo điều kiện cho các cặp đôi linh hoạt hơn trong việc lựa chọn nơi đăng ký kết hôn, nhằm khuyến khích nhiều người trẻ hơn kết hôn.
Giá bất động sản tại TP.HCM liên tục tăng cao khiến nhiều người trẻ lựa chọn xu hướng thuê nhà thay vì mua nhà. Trước bối cảnh này, các chuyên gia đề xuất nên có thêm nhiều giải pháp để hỗ trợ nhu cầu an cư cho người dân.