Việc thiếu các quy định như thế nào là "sản phẩm của Việt Nam" hay "sản xuất tại Việt Nam" khiến nhiều tổ chức và cá nhân lúng túng khi muốn ghi chính xác nước xuất xứ hay nguồn gốc trên nhãn sản phẩm, hàng hóa lưu thông trong nước.
"Việt Nam đã ban hành nhiều quy định về xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ áp dụng cho hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu, giúp hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu theo cam kết tại các hiệp định thương mại tự 3 do hoặc phục vụ các mục tiêu khác của quản lý ngoại thương", Bộ Công Thương cho biết.
Bộ Công thương cho rằng cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định bộ tiêu chí để các doanh nghiệp có thể căn cứ vào đó xác định chính xác hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, tránh phát sinh tranh cãi, thiệt hại không đáng có.
Cuối năm 2017, một khách hàng người Việt bức xúc khi mua một lô hàng 60 khăn lụa tại 1 cửa hàng Khaisilk ở Hà Nội đã phát hiện một sản phẩm trong đó vừa có mác "Khaisilk Made in Vietnam", vừa có mác "Made in China".
Tiếp theo đó, quản lý thị trường đã phát hiện hệ thống Khải Silk có hiện tượng giả mạo xuất xứ, khăn lụa Trung Quốc được chuyển thành mác Khải Silk tức là "Made in Việt Nam". Trước sự việc này, lãnh đạo Khaisilk chính thức thừa nhận đã bán 50% lụa "Made in China" trong hệ thống của Khaisilk.
Năm 2019, nhiều cơ quan truyền thông đại chúng đưa tin về sản phẩm của công ty điện tử Asanzo cũng được "phù phép" với hình thức tương tự và gắn nhãn Made in Viet Nam. Theo các bài điều tra của báo chí, Asanzo có dấu hiệu thông qua hàng loạt công ty "ma" để nhập linh kiện điện tử từ Trung Quốc về Việt Nam và thay đổi nhãn mác.
Từ năm 2018, Bộ Công Thương đã đề nghị Chính phủ xây dựng quy định hàng "made in Vietnam". Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thể ban hành các quy định do nhiều nguyên nhân.
Hiện nay, Bộ Công Thương đang trình Chính phủ dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng Nghị định về cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam. Thị trường kỳ vọng các quy định sắp tới sẽ làm rõ thế nào là "sản phẩm của Việt Nam" hay "sản xuất tại Việt Nam" (tức "Made in Viet Nam").
Bộ Công Thương cho biết mặc dù nhãn "Made in Viet Nam" không có giá trị thay thế cho chứng từ chứng nhận xuất xứ, nhưng việc ghi nhãn như vậy có thể gây hiểu nhầm hoặc nhận biết sai về hàng hóa của Việt Nam, dẫn đến việc nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp hạn chế hàng hóa của Việt Nam.
Bên cạnh đó, tình trạng hàng hóa nước ngoài chỉ trải qua công đoạn gia công đơn giản, đóng gói tại Việt Nam nhưng cũng dán nhãn "Made in Viet Nam" rồi xuất khẩu đi nước thứ ba tiềm ẩn nguy cơ về gian lận xuất xứ.
Dự thảo tờ trình về nghị định từ Bộ Công Thương trình Chính phủ nêu rõ: Việc ban hành văn bản "Sản xuất tại Việt Nam" giúp giải quyết vấn đề này, khiến môi trường kinh doanh minh bạch hơn, được quản lý tốt hơn và quyền lợi của người tiêu dùng cũng được đảm bảo hơn.
Nghị định nhằm quy định hàng hóa được coi là hàng hóa sản xuất tại Việt Nam khi đáp ứng một trong các tiêu chí như hàng hóa có xuất xứ thuần túy Việt Nam, hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam từ toàn bộ nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam; hàng hóa trải qua công đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt Nam làm thay đổi cơ bản tính chất của hàng hóa...
Nghị định cũng sẽ quy định công đoạn gia công, chế biến đơn giản sẽ không được coi là hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.
Đồng thời, cũng sẽ quy định các tiêu chí cụ thể trong trường hợp hàng hóa trải qua công đoạn gia công, chế biến cơ bản cuối cùng tại Việt Nam như chuyển đổi mã số hàng hóa, tỷ lệ phần trăm giá trị hay công đoạn gia công cụ thể.
Nghị định (dự thảo) còn bao gồm quy định trách nhiệm của các đối tượng liên quan trong việc xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.