Nút giao Trạm 2 là nút giao giữa Xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1A, ở cửa ngõ phía Đông TP.HCM, kết nối với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên.
Năm 2016, hai hầm chui tại nút giao Trạm 2 được khởi công xây dựng - thuộc dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) nhằm giảm tải tình trạng ùn tắc khi lưu lượng giao thông quá lớn.
Tuy nhiên đến nay hầm chui nút giao Trạm 2 trên Xa lộ Hà Nội, hướng từ TP.HCM đi Đồng Nai, đến nay vẫn chưa hoàn thành do vướng mặt bằng.
Ghi nhận của PV Dân Việt, khu vực hầm chui bị rào chắn đoạn ngay trước cầu vượt Trạm 2. Vật liệu xây dựng tập kết ngay dưới hầm chui. Do dừng thi công lâu ngày, cây cỏ mọc um tùm, nhiều đoạn bỏ hoang.
Các loại xe ô tô chạy ở phía trong Xa lộ Hà Nội, còn xe máy phải đi vòng khá xa qua nút giao Trạm 2.
Trước đó, vào tháng 6/2023, hầm chui song hành trái (hướng từ Đồng Nai về TP.HCM) dài hơn 1km mới hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Ngược lại, hầm chui song hành phải (hướng từ TP.HCM đi Đồng Nai) dài 980m vẫn còn bỏ ngỏ.
Ông Thanh Lim (trú quận Tân Bình) chia sẻ: "Mỗi lần đi qua đây rất mệt vì chạy tới chạy lui. Hầm này cần sớm chỉnh trang đưa vào sử dụng để người dân không đi đường vòng bất tiện".
Theo kế hoạch ban đầu, cả hai hầm chui sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 2018. Tuy nhiên, tiến độ liên tục bị chậm trễ.
Khi hoàn thành, hầm sẽ tạo thành nút giao thông đa tầng, góp phần giảm xung đột giao thông.
Theo đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1 (thuộc Công ty CII), hiện đoạn chưa thi công còn vướng mặt bằng gần 30 hộ dân tại phường Tân Phú, TP.Thủ Đức. Nếu mặt bằng được bàn giao, nhà thầu có thể hoàn thành đoạn còn lại trong vòng 4 tháng.
Dự án mở rộng xa lộ Hà Nội và đoạn quốc lộ 1 từ nút giao Trạm 2 cũ đến Tân Vạn dài 15,7km, 12-16 làn xe, được chia làm ba đoạn. Trong đó, đoạn một từ cầu Sài Gòn đến nút giao Bình Thái (dài 6,2km, rộng 153m), đoạn 2 từ Bình Thái đến nút giao trạm 2 (dài 5,3km, rộng 113m) và đoạn 3 từ nút giao trạm 2 đến Tân Vạn (dài 4,2km, rộng 113m).
Năm 2009, dự án được UBND TP.HCM phê duyệt với tổng mức đầu tư 2.516 tỷ đồng và năm 2016 điều chỉnh nâng lên hơn 4.900 tỷ đồng. Hiện, công trình hoàn thành toàn bộ trục đường chính từ cầu Sài Gòn đến cuối nút giao Đại học Quốc gia, dài hơn 13km.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.