Chúng ta sẽ chiến đấu với biến đổi khí hậu như thế nào?
Trong 2 năm qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều cột mốc trên hành trình chống biến đổi khí hậu của Việt Nam, từ cam kết trung hòa carbon đưa ra tại Hội nghị COP26 tháng 11/2021 tại Glasgow đến Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, cốt lõi của quá trình này vẫn chưa thay đổi.
Thứ nhất, hợp tác hợp sức là chìa khóa cho vấn đề này. Biến đổi khí hậu là bài toán không của riêng ai và không ai có thể giải quyết vấn đề này một mình. Thực tế cho thấy chưa khi nào tất cả chúng ta cần hợp tác chặt chẽ với nhau như lúc này. Các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ cần đồng lòng hợp sức mới mong đạt được các mục tiêu đầy tham vọng.
Thứ hai, chuyển đổi năng lượng là cốt lõi. Đến 80% nguồn cung năng lượng chính của thế giới đến từ than đá, dầu mỏ và khí đốt; và quá trình khai thác, vận chuyển và sử dụng chiếm tới 3/4 tổng phát thải carbon toàn cầu.
Giống nhiều nước khác, quá trình chuyển đổi của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào việc chuyển sang năng lượng sạch trên quy mô lớn. Than đá cung cấp khoảng 3/4 tổng sản lượng điện của chúng ta. Tỷ trọng sử dụng than đá tăng cho thấy nhu cầu điện tăng cao do kinh tế tiếp tục phục hồi và nắng nóng gay gắt khiến người dân dùng máy lạnh nhiều hơn. Cân bằng phát thải đòi hỏi chúng ta cần thận trọng cân nhắc dừng hoạt động sớm các nhà máy nhiệt điện than một cách có trách nhiệm, đồng thời vẫn phải đảm bảo sản lượng điện nhằm đáp ứng nhu cầu đang tăng thông qua các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng sạch.
Tại Hội nghị COP28 năm 2023, tôi rất ấn tượng với tinh thần quyết tâm tăng gấp ba nguồn điện từ năng lượng tái tạo vào năm 2030 và dần dần nói không với nhiên liệu hóa thạch. Vai trò của năng lượng tái tạo cũng được nhấn mạnh trong Quy hoạch điện VIII của Việt Nam, trong đó năng lượng tái tạo được kỳ vọng sẽ chiếm trên 30% cơ cấu năng lượng.
Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và Chính phủ cam kết đạt Net Zero vào năm 2050. Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam mang đến tiềm năng để thu hút thêm đầu tư vào năng lượng tái tạo đang phát triển nhưng cũng cần thúc đẩy sự tham gia từ khu vực tư nhân nhiều hơn nữa.
Vai trò trọng yếu của ngành tài chính trong biến đổi khí hậu
Cuối năm 2022, Việt Nam ký thỏa thuận JETP (Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng) với Nhóm đối tác Quốc tế (International Partners Group) gồm các nước đã phát triển để họ cung cấp 7,75 tỷ USD là nguồn vốn cam kết cho Việt Nam chuyển sang năng lượng xanh.
Nhóm tài chính tư nhân dẫn đầu là Liên minh Tài chính Glasgow vì Net Zero (Glasgow Financial Alliance for Net Zero - GFANZ) mà ngân hàng HSBC là một thành viên, đã cam kết huy động lượng vốn ít nhất tương đương với con số này. Nguồn vốn này sẽ hỗ trợ về tài chính và giúp thu hút hàng tỷ USD vào quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam.
Tuy nhiên, còn nhiều việc phải làm để mô hình này thực sự hiệu quả giữa các đối tác công và tư. Để mô hình này thành công ở bất kỳ nước nào, chính sách quốc gia phải hỗ trợ việc giảm sử dụng than đá và thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, bao gồm hạ tầng thuận lợi như lưới điện và hệ thống quản lý điện thông minh. HSBC cam kết hỗ trợ mô hình này để có thể biến ý tưởng thành giao dịch thực tế nhằm đảm bảo vốn đầu tư được nhanh chóng dẫn đến các dự án bền vững.
Năng lực tham gia của các ngân hàng quốc tế còn có thể được nâng cao thông qua hợp sức: Quy tụ các bên cần thiết lại với nhau để cùng vượt qua các thách thức. JETP là một ví dụ tiêu biểu: đây là những thỏa thuận tài chính đa phương, kết nối các quốc gia thuộc nhóm G7 phát triển trên thế giới cùng các định chế tài chính và chính phủ các nước nhằm thúc đẩy việc giảm sử dụng than đá, đồng thời giải quyết những hệ quả liên quan trong xã hội.
Các ngân hàng như HSBC có thể hỗ trợ Việt Nam duy trì tăng trưởng thông qua một hành trình chuyển đổi sang năng lượng sạch và hỗ trợ người lao động cùng cộng đồng trên hành trình đó. Là một ngân hàng toàn cầu, chúng tôi có một vai trò đặc biệt trong hành trình chuyển dịch hướng tới Net Zero.
Đó là nhờ khả năng hỗ trợ tài chính, kết nối nhà đầu tư với các dự án trọng điểm trên toàn thế giới và mang đến cho khách hàng các kinh nghiệm chuyên môn. Nói đi đôi với làm, chúng tôi đã chủ động làm việc với khách hàng để hỗ trợ tham vọng của họ cũng như phát triển kế hoạch chuyển dịch. Chúng tôi cung cấp một loạt sản phẩm tài chính bền vững và ESG (môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) giúp lồng ghép các mục tiêu bền vững với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Năm 2022, HSBC ký biên bản ghi nhớ (MOU) với Bộ Tài nguyên và Môi trường để hỗ trợ bộ trong việc xây dựng phương pháp tiếp cận thực tế trong việc hiện thực hóa các chiến lược cho phù hợp với các mục tiêu Net Zero của Việt Nam và mở ra các nguồn tài chính quốc tế nhằm hỗ trợ các mục tiêu này.
Sáng kiến mới nhất trong khuôn khổ MOU này là chuỗi hội thảo "Tăng cường năng lực, phổ biến quy định pháp luật về biến đổi khí hậu và các giải pháp về chuyển dịch năng lượng" được tổ chức tại Hà Nội, Cần Thơ và Nha Trang. Khoảng 450 doanh nghiệp trong nước được cập nhật những thông tin chính sách quan trọng về môi trường, xu hướng và giải pháp chuyển dịch năng lượng – vốn rất quan trọng cho việc chuyển dịch hướng đến Net Zero
Tính cấp thiết của vấn đề biến đổi khí hậu
Liên Hiệp Quốc ước tính đến cuối thế kỷ này, nhiệt độ trái đất sẽ tăng 3°C do tốc độ giảm phát thải carbon không theo kịp với những điều kiện cần để đạt được các cam kết Net Zero mà nhiều bên đã đưa ra trên toàn thế giới.
Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) năm nay ước tính gần một nửa dân số toàn cầu đang sống trong các khu vực rất dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Ước tính của Ngân hàng Thế giới - World Bank Group còn cao hơn.
Theo báo cáo nghiên cứu chính sách tháng 11/2023 của Ngân hàng Thế giới, 4,5 tỷ người đang bị ảnh hưởng bởi các sự kiện thời tiết cực đoan như ngập lụt, hạn hán, bão hoặc nắng nóng cực đoan.
(Biên tập và chuyển ngữ: Nguyễn Thụy)
Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CREC) vừa bày tỏ nguyện vọng tham gia những dự án đường sắt quan trọng tại Việt Nam, bao gồm cung cấp các dịch vụ và tư vấn.
Ngành đường sắt cho biết đã bán thành công hơn 62.000 vé tàu Tết sau 2 tuần mở bán. Hiện tại, vé tàu trước va sau Tết vẫn còn dồi dào.
Những HTX tiêu biểu được tuyên dương có nhiều HTX doanh thu hàng chục tỷ mỗi năm. Tuy nhiên các HTX vẫn đang gặp nhiều khó khăn cần được tháo gỡ trong quá trình sản xuất.
Ông Pawalit Ua- Amornwanit, Tổng Giám đốc C.P. Việt Nam, luôn quan tâm đến chuyển động thị trường để củng cố hoạt động quản trị trong doanh nghiệp, chú trọng đến các hoạt động bền vững và có trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng.
Cuộc thi gameshow kiến thức học sinh Olympia năm 2024, nam sinh người Huế bấm được nút giành quyền trả lời câu hỏi; chưa trả lời thì bạn đã la hét hò reo, lăn ra sàn ăn mừng chiến thắng. Dư luận có người khen nhưng cũng có người nghĩ khác.
Để phục hồi sản xuất sau bão số 3, nhiều nông dân mong muốn được hỗ trợ nguồn vốn và được vay mới; khoanh nợ, giãn nợ, hoãn trả đối với những khoản vay đã bị cơn bão làm thiệt hại.