Tại diễn đàn Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp cấp tỉnh năm 2024 vừa diễn ra tại TP.HCM, TS. Huỳnh Thế Du đánh giá TP.HCM vẫn là nơi lý tưởng cho các doanh nghiệp đặt trụ sở và tổ chức hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ, đang tồn tại một số vấn đề tại "đầu tàu" kinh tế của cả nước.
Theo ông, về giá trị tuyệt đối, TP.HCM vẫn dẫn đầu nhưng tốc độ tăng trưởng đang chậm lại so với bình quân chung của cả nước. Còn so với các khu đô thị lớn trong khu vực thì TP.HCM chưa rút ngắn được.
"Sức khỏe" của các doanh nghiệp đang đáng lo ngại. Cụ thể, TP.HCM chỉ có duy nhất một doanh nghiệp góp mặt trong 10 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất cả nước vào năm 2022; không có doanh nghiệp nào trong 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo xếp hạng của Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (VNR500).
Nếu chỉ xét các doanh nghiệp tư nhân, theo xếp hạng trên, trong nhóm 10 doanh nghiệp lớn nhất, năm 2010 Thành phố có 5, nhưng đến năm 2022 chỉ còn 3.
Trong danh sách Fortune 500 công bố vào tháng 6/2024, Việt Nam có 70 doanh nghiệp với 30 ở Hà Nội và 25 ở TP.HCM. 10 doanh nghiệp lớn nhất trong Fortune 500 thì Hà Nội có 6 và TP.HCM có 2...
Giá trị vốn hóa thị trường của các công ty niêm yết có xu hướng đi xuống rõ rệt. Năm đầu 2010 chiếm khoảng 50%, đến cuối năm 2022 còn chưa đến 1/3. Trong khi đó, Hà Nội lại có xu hướng ngược lại.
Ngoài ra, các chỉ số về năng suất lao động và thu nhập bình quân đầu người của TP.HCM cũng giảm so với các thành phố trong khu vực.
TS. Huỳnh Thế Du chỉ ra những nguyên nhân khiến cho năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp TP.HCM giảm sút cả về "chất và "lượng" đến từ tất cả các yếu tố, bao gồm: chiến lược hoạt động của chính lực lượng doanh nghiệp chưa rõ ràng và hoạt động còn chưa hiệu quả; trình độ phát triển cụm ngành còn khá khiêm tốn, thiếu vắng sự liên kết, tương hỗ; môi trường kinh doanh dù được cải thiện nhưng vẫn còn cách xa kỳ vọng của doanh nghiệp…
Trước những vấn đề mà cộng đồng doanh nghiệp TP.HCM gặp phải, TS. Huỳnh Thế Du đưa ra 4 gợi ý dành cho doanh nghiệp để doanh nghiệp TP.HCM có thể củng cố, lấy lại vị thế dẫn đầu, có khả năng cạnh tranh trong khu vực.
Thứ nhất, doanh nghiệp TP.HCM cần có chiến lược và tầm nhìn đặt trong tâm thế cạnh tranh.
Theo đó, các doanh nghiệp cần có chiến lược hoạt động, đặt trong tâm thế cạnh tranh và ganh đua với các doanh nghiệp khác không chỉ trong nước và cả quốc tế. Đây là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thế vươn cao. Một khi đặt trong bối cánh cạnh tranh và so sánh thì các doanh nghiệp có thể cải thiện vị trí của mình dẫn đến cải thiện vị trí của cả lực lượng doanh nghiệp.
Thứ hai, doanh nghiệp TP.HCM cần tập trung xây dựng thương hiệu và quốc tế hóa.
TS. Huỳnh Thế Du cho rằng gia công hay làm thầu phụ là bước khởi đầu của số đông doanh nghiệp. Tuy nhiên, năng suất và khả năng phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào năng lực đổi mới sáng tạo, tính độc đáo và hữu ích của các sản phẩm dịch vụ được cung cấp. Điều này được kết tinh trong thương hiệu và năng lực của mỗi doanh nghiệp. Do vậy, việc xây dựng thương hiệu và quốc tế hóa thương hiệu là hết sức cần thiết.
Thứ ba, doanh nghiệp TP.HCM buộc phải quản trị chuyên nghiệp.
Ông cho rằng việc duy trì công ty gia đình khá phổ biến ở các nước châu Á và Việt Nam không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ quản trị hiện đại như phân quyền, cơ chế khuyến khích để thu hút các tài năng và làm việc hiệu quả là cần thiết đối với các doanh nghiệp.
Khả năng khó có thể hợp tác và sự tin cậy với người khác đang là những cản trở cho không ít các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này cần được cải thiện cùng với việc áp dụng các công cụ quản trị doanh nghiệp hiện đại.
Thứ tư, doanh nghiệp TP.HCM cần nêu cao vai trò chủ động.
Bản thân mỗi doanh nhân, doanh nghiệp cần xác định để có thể đạt được mục tiêu trở thành một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh, mang nhiều lợi nhuận cho mình và tạo nhiều giá trị cho xã hội thì cần phải quyết tâm và chủ động giải quyết những thách thức, tận dụng các cơ hội.
Không chỉ riêng doanh nghiệp mà việc hợp tác xây dựng mạng lưới, liên minh là hết sức quan trọng. Doanh nghiệp cần phát huy vai trò nòng cốt trong liên minh tăng trưởng của địa phương, không giới hạn nhiệm kỳ và địa giới hành chính. Tuy nhiên, đây cũng là những thách mà các doanh nghiệp cần phải vượt qua bằng cách xây dựng hệ thống hợp tác và các đối tác ở nhiều lớp khác nhau nhằm đưa ra kết quả tốt nhất cho hoạt động của doanh nghiệp.
Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
Thời điểm này, dù còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday, nhưng theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, không khí giảm giá sớm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều người tranh thủ đi mua sắm sớm.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday - sự kiện mua sắm lớn nhất năm, nhưng nhiều thương hiệu đã triển khai khuyến mãi sớm thu hút sức mua từ người tiêu dùng, nhất là các chị em.
17 đoàn tàu của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã được đăng kiểm và cấp chứng nhận an toàn sau thời gian chạy thử nghiệm.