Thứ năm, 21/11/2024

Quy hoạch tỉnh Bình Dương: khẳng định hình hài một tỉnh năng động, phát triển

20/09/2024 2:27 PM (GMT+7)

Việc công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đánh dấu bước ngoặc phát triển mới của Bình Dương. Quy hoạch tỉnh Bình Dương không chỉ tạo động lực thực hiện các đột phá chiến lược mà còn khẳng định hình hài mà tỉnh mong muốn hướng đến trong 25 năm tiếp theo.

Ông Phạm Trọng Nhân – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương chia sẻ như thế tại họp báo công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương, ngày 19/9. 

Hàng loạt điểm nghẽn trước khi có quy hoạch tỉnh Bình Dương

Bình Dương có vị trí trung tâm Đông Nam bộ, là cực tăng trưởng quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Thời gian qua, Bình Dương đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, làm nên những câu chuyện mang bản sắc riêng của tỉnh.

Bình Dương có hạ tầng giao thông đồng bộ với 250 km đường 6 làn xe trở lên. Tỉnh đang hoàn thiện các phân đoạn chính thuộc tuyến đường Vành đai 3 và một số đoạn thuộc Vành đai 4 TP.HCM đi qua tỉnh.

Quy hoạch tỉnh Bình Dương sẽ khẳng định hình hài một tỉnh năng động phát triển trong 25 năm tiếp theo - Ảnh 1.

Người dân mua sắm tại siêu thị Aeon Mall Thuận An, Bình Dương. Ảnh: Nguyên Vỹ

Đô thị hóa của Bình Dương cũng thuộc hàng cao nhất trong cả nước, đạt 85%. GRDB bình quân đầu người ở tỉnh Bình Dương đã đạt 7.200 USD/người/năm. Mô hình phát triển công nghiệp đô thị, dịch vụ của Bình Dương đã lan tỏa đến nhiều tỉnh thành trong cả nước.

TS Trần Đình Thiên, thành viên tổ vấn kinh tế Thủ tướng Chính phủ cho rằng, Bình Dương hiện là trung tâm công nghiệp hàng đầu, cũng là trung tâm hội nhập quốc tế. Hai yếu tố này giúp Bình Dương hội tụ được lao động, nguồn lực, và cơ chế chính sách để phát triển.

Sự thay đổi trong cấu trúc phát triển thể hiện rõ hơn khi Bình Dương, từ 1 tỉnh tập trung làm các khu công nghiệp (KCN), thì gần đây, đã chuyển hướng sang đô thị tích hợp công nghiệp, dịch vụ hiện đại.

"Và bước nhảy quan trọng hơn là tiến tới đô thị thông minh, gia nhập vào cộng đồng đô thị thông minh toàn cầu (ICF)", TS. Thiên chia sẻ.

Quy hoạch tỉnh Bình Dương sẽ khẳng định hình hài một tỉnh năng động phát triển trong 25 năm tiếp theo - Ảnh 2.

Trung tâm Thành phố mới Bình Dương. Ảnh: Nguyên Vỹ

Tuy nhiên, nỗ lực phát triển công nghiệp thời gian qua cũng đặt Bình Dương trước tâm bẫy công nghiệp hóa, bẫy đô thị hóa và dẫn tới bẫy thu nhập trung bình.

KTS Hoàng Vĩnh Hưng - Phó Viện trưởng Viện quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (Bộ Xây dựng) chỉ ra nhiều điểm nghẽn đang tồn tại ở Bình Dương. Trước hết là điểm nghẽn trong tính liên kết vùng lẫn liên kết nội tỉnh.

Điểm nghẽn thứ 2 là mô hình tăng trưởng. Điểm nghẽn thứ 3 là mô hình phát triển không gian, phương thức đô thị hóa. Điểm nghẽn thứ 4 là vấn đề về môi trường. Điểm nghẽn thứ 5 là năng lực quản trị.

Bình Dương đã có những kinh nghiệm quản lý tốt. "Tỉnh đã phát triển rất nhanh trong 26 năm qua, nhưng hiện đã đạt đến ngưỡng. Tỉnh cần có bước đột phá mới", KTS. Hưng nói.

Ông Lê Văn Thụy - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch (Bộ Kế hoạch Đầu tư) cũng cho rằng, vấn đề mà Bình Dương đã mắc phải đó là bẫy thu nhập trung bình.

Bởi vì Bình Dương có thể tranh thủ 20 năm phát triển nhưng bẫy thu nhập trung bình có thể chiếm luôn của địa phương 20 năm tiếp theo. Khi đó, Bình Dương sẽ chững lại.

Quy hoạch tỉnh Bình Dương sẽ khẳng định hình hài một tỉnh năng động phát triển trong 25 năm tiếp theo - Ảnh 3.

Dây chuyển sản xuất đồ nội thất tai một doanh nghiệp FDI ở Bình Dương. Ảnh: Ảnh: Nguyên Vỹ

Nghĩa là mô hình công nghiệp thâm dụng lao động và đất đai đã không còn tương lai. Khi đã công nghiệp hóa xong, địa phương phải làm chủ được công nghệ, chiếm lĩnh mạng lưới sản phẩm, chứ không chỉ là người gia công, đứng sau những nhà tư bản nước ngoài.

"Thế thì, Bình Dương phải bức phá, vượt lên trên giai đoạn đã qua. Đây là một bài toán lớn và rất khó", ông Thụy nói.

Quy hoạch tỉnh Bình Dương định hướng không gian phát triển mới

Quy hoạch tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu mục tiêu đến năm 2030, xây dựng, phát triển Bình Dương cùng với các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam bộ thành vùng động lực tăng trưởng quan trọng của quốc gia.

Đến năm 2050, Bình Dương trở thành vùng đô thị, công nghiệp, dịch vụ hiện đại, mang tầm khu vực và quốc tế; là một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia với động lực tăng trưởng chính là công nghiệp, dịch vụ, đổi mới sáng tạo. Người dân Bình Dương có mức thu nhập tương đương các nước phát triển.

Quy hoạch tỉnh Bình Dương sẽ khẳng định hình hài một tỉnh năng động phát triển trong 25 năm tiếp theo - Ảnh 4.

Ông Phạm Trọng Nhân – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, quy hoạch tỉnh Bình Dương sẽ đánh dấu bước ngoặc phát triển mới của Bình Dương. Ảnh: Nguyên Vỹ

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương cho biết, quy hoạch tỉnh Bình Dương lần này sẽ giải quyết các điểm nghẽn, định hướng và phân bổ không gian phát triển.

Bình Dương đảm bảo tốc độ tăng trưởng trên 10%/năm, đóng góp vào mục tiêu chung của vùng từ 8-8,5%/năm. Dự kiến GRDP bình quân đầu người của tỉnh đến năm 2023 đạt khoảng 17.000 USD (mục tiêu của vùng là 14.500 USD).

Quy hoạch tỉnh Bình Dương tổ chức lại không gian kinh tế xã hội của tỉnh theo mô hình Vùng đô thị công nghiệp đổi mới sáng tạo, gồm: Trục đổi mới sáng tạo Bắc - Nam theo mô hình TOD: Thành phố mới, Bàu Bàng, Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An;

Quy hoạch tỉnh phát triển vành đai đô thị - công nghiệp - dịch vụ theo đường Vành đai 4; phát triển hai hành lang sinh thái dọc sông Sài Gòn và sông Đồng Nai; tái phát triển khu vực đô thị - công nghiệp - dịch vụ phía Nam; hướng tới mô hình cấu trúc phát triển gồm: 1 trục phát triển; 2 hành lang sinh thái; 3 Vành đai liên kết; 4 Trung tâm động lực; 5 vùng phát triển.

Quy hoạch tỉnh Bình Dương sẽ khẳng định hình hài một tỉnh năng động phát triển trong 25 năm tiếp theo - Ảnh 5.

Quy hoạch tỉnh Bình Dương tổ chức lại không gian kinh tế xã hội của tỉnh theo mô hình Vùng đô thị công nghiệp đổi mới sáng tạo. Ảnh: Nguyên Vỹ

Ông Mai Hữu Tín – Chủ tịch Liên đoàn doanh nghiệp tỉnh cho biết, đường Vành đai 4, cao tốc TP.HCM – Chơn Thành sẽ giúp Bình Dương có đủ khả năng phát triển về phía Đông.

Đường vành đai 4 đi từ Tây Ninh qua Bình Dương, Đồng Nai và ra sân bay quốc tế Long Thành, cảng Cái Mép Thị Vải. Điều này giúp Bình Dương phát triển đều đặn hơn về phía Đông lẫn phía Bắc, khai thác được các nguồn lực còn lại của tỉnh. "Đây là điều mà mọi người quan tâm và thể hiện khá rõ trong quy hoạch tỉnh lần này", ông Tín nói.

Quy hoạch tỉnh Bình Dương sẽ huy động tối đa các nguồn lực đầu tư

Quy hoạch tỉnh Bình Dương sẽ khẳng định hình hài một tỉnh năng động phát triển trong 25 năm tiếp theo - Ảnh 6.

Ông Võ Anh Tuấn - Chánh Văn phòng UBND tỉnh cho biết, việc công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương là sự kiện quan trọng nhằm giới thiệu tầm nhìn, định hướng tổng thể phát triển và thu hút đầu tư. Ảnh: Nguyên Vỹ

Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phê duyệt ngày 3/8/2024.

Ông Võ Anh Tuấn - Chánh Văn phòng UBND tỉnh cho biết, việc công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương là sự kiện quan trọng nhằm giới thiệu tầm nhìn, định hướng tổng thể phát triển và thu hút đầu tư.

Đồng thời, sự kiện sẽ quảng bá Bình Dương với bạn bè thế giới, tạo động lực thực hiện các đột phá chiến lược trong thời gian tới dựa trên nền tảng về chuyển đổi số, phát triển xanh, thông minh và bền vững.

Quy hoạch tỉnh Bình Dương sẽ khẳng định hình hài một tỉnh năng động phát triển trong 25 năm tiếp theo - Ảnh 7.

Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương dự kiến sẽ có sự tham gia của khoảng 1.000 đại biểu là lãnh đạo Chính phủ' các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành; cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư, đối tác chiến lược trong nước và quốc tế… Ảnh: Nguyên Vỹ

Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương cùng với chương trình Xúc tiến đầu tư; quảng bá Top 1 ICF; Triển lãm năng lượng và tự động hóa thế giới tại Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 26/9 tới đây.

Cùng với sự kiện chính là Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh, Bình Dương cũng sẽ tổ chức động thổ và khởi động dự án trọng điểm là KCN Cây Trường tại thị trấn Lai Uyên; và xã Cây Trường II (huyện Bàu Bàng, do Tổng công ty Becamex IDC làm chủ đầu tư);

Đây là dự án được mong đợi ở Bình Dương trong những năm qua, nhằm tiếp tục tạo mặt bằng sạch, thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước rót vốn xây dựng nhà máy; tạo hạ tầng đón nhà máy di dời từ phía Nam lên phía Bắc.

Tỉnh cũng sẽ khánh thành đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo – Bàu Bàng, và cầu Bạch Đằng 2 nối liền tỉnh Đồng Nai.

"Việc tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh cùng chuỗi các sự kiện quan trọng sẽ tạo điều kiện để tỉnh huy động tối đa các nguồn lực đầu tư; phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, hạnh phúc của nhân dân", ông Võ Anh Tuấn chia sẻ

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.