Sở Giao thông Vận tải TP.HCM (GTVT) đã đưa ra một số giải pháp cho ôtô, taxi và xe buýt phục vụ hành khách ra vào sân bay Tân Sơn Nhất trong thời gian tới.
Theo đó, việc ưu tiên xe buýt được xem là giải pháp trọng tâm trước mắt khi phương tiện này có khả năng giải toả số lượng hành khách lớn trong cùng 1 thời điểm.
Để phục vụ lễ, Sở GTVT đã điều chỉnh thời gian chờ và giờ hoạt động của tuyến buýt số 152 (Khu dân cư Trung Sơn - Sân bay Tân Sơn Nhất) phù hợp với các khung giờ chuyến bay đi và đáp. Theo đó, hiện tuyến buýt này hoạt động từ 5h15 đến 22h hàng ngày, thời gian chờ giảm từ 22 phút/chuyến còn 17 phút/chuyến.
Bên cạnh đó, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng dự kiến tổ chức khôi phục tuyến buýt số 109 (Sân bay Tân Sơn Nhất - Bến Thành) vào ngày 9/9 sắp tới. Ngoài ra, Sở GTVT kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo Cảng vụ hàng không Miền Nam và Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất phối hợp nghiên cứu thêm phương thức vận tải hành khách từ sân bay đến các khu trung tâm thành phố.
Trong đó, tuyến xe buýt số 103 (Bến xe Chợ Lớn - Bến xe Ngã 4 Ga) được đề xuất thêm để sớm đưa vào đón trả khách tại sân bay. Đồng thời, Sở GTVT muốn hỗ trợ miễn phí ra vào sân bay cho các tuyến buýt có trợ giá.
Với hoạt động taxi, sở yêu cầu thành lập các nhóm trực tuyến gồm "Taxi-Tân Sơn Nhất" và "Hợp đồng điện tử - Tân Sơn Nhất" để kịp thời phối hợp và điều phối taxi ra vào sân bay phục vụ hành khách.
Ngoài ra, sở đã cho lắp đặt bổ sung đèn tín hiệu giao thông trên đường Trường Sơn tại giao lộ Trường Sơn - đường vào ga quốc nội (hướng lưu thông từ đường Phan Đình Giót đến đường vào ga quốc nội). Các loại ôtô trừ xe tải và xe khách đã được phép lưu thông trên đường Bạch Đằng (quận Tân Bình) trong 24 giờ theo hướng từ đường A75 đến đường Hồng Hà.
Thời gian gần đây, tình trạng chậm chuyến, hủy chuyến bay của các hãng hàng không, ùn ứ hành khách tại khu vực soi chiếu an ninh, chậm giải tỏa hành khách, hàng hóa sau khi tàu bay hạ cánh liên tục được phản ánh, đặc biệt là tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Để khắc phục tình trạng trên, đặc biệt là cao điểm 2/9 sắp tới, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã yêu cầu điều phối, quản lý slot bay, kế hoạch bay (phân bổ thời gian bay đêm) tại cảng hàng không phù hợp với khả năng thông qua của cảng hàng không (hành khách, hàng hóa).
Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thành lập đoàn công tác kiểm tra khu vực soi chiếu tại các sân bay, đặc biệt là tại các cảng hàng không trọng yếu hiện nay; Đảm bảo việc điều phối, quản lý slot bay, kế hoạch bay (phân bổ thời gian bay đêm) tại cảng hàng không phù hợp với khả năng thông qua của cảng hàng không (hành khách, hàng hóa).
Bộ trưởng cũng đề nghị Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp chỉ đạo Tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV) nghiên cứu đầu tư nâng cấp trang thiết bị hiện đại, đảm bảo phục vụ cho công tác soi chiếu; bổ sung thêm khu vực tổ chức soi chiếu, kiểm tra an ninh hàng không cho hành khách tại các nhà ga, đảm bảo chất lượng kiểm soát an ninh hàng không thực hiện nhanh chóng, đúng, đủ quy trình.
Về việc giải tỏa hành lý sau khi tàu bay hạ cánh, hiện nay, các doanh nghiệp dịch vụ mặt đất chưa đáp ứng đủ được nhu cầu phục vụ giải tỏa hành lý sau khi tàu bay hạ cánh.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mặt đất rà soát, bổ sung, điều chỉnh nhân lực, quy trình phục vụ, phương án điều hành để xây dựng kế hoạch phục vụ phù hợp với hoạt động khai thác, đặc biệt là trong thời gian cao điểm như 02/9, Tết Nguyên Đán sắp tới; giải quyết ngay tình trạng hành lý chậm bốc dỡ, giải tỏa sau khi tàu bay hạ cánh.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT còn đề nghị ACV trang bị hệ thống camera khu vực phía trước sân bay, phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính, đảm bảo việc thực hiện đúng quy định dừng, đỗ xe tại khu vực Cảng hàng không.
ACV cũng cần khẩn trương nghiên cứu việc đầu tư và vận hành chế độ không dừng bằng công nghệ camera nhận diện xe ra, vào cảng hàng không để tránh tình trạng ùn tắc tại cảng hàng không, sân bay; Chỉ đạo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất rà soát, nghiên cứu bổ sung biển chỉ dẫn, thông tin tại điểm đón, trả hành khách đi/đến nhà ga Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, tăng cường thông tin tuyên truyền cho hành khách, người dân để lựa chọn phương thức di chuyển cho phù hợp.
Hiện, Tân Sơn Nhất đã lên phương án khai thác điều hành, yêu cầu các hãng xe taxi cam kết cung cấp đầy đủ số lượng taxi trong các dịp cao điểm để phục vụ hành khách. Điều động, bổ sung sử dụng thêm xe công nghệ trong tình huống cần thiết. Trong trường hợp cao điểm ùn tắc kéo dài thì sẽ xả trạm thu phí.
Đồng thời, duy trì khai thác tối đa công suất quầy thủ tục hàng không, máy soi chiếu an ninh tại các vị trí hiện nay gồm 15 máy tại lầu 1 sảnh A, 2 máy khách vip, 2 máy cuối đảo thủ tục G-H, và 11 máy tại sảnh B; linh hoạt sử dụng một phần nhà ga quốc tế (Gate 15-26) sử dụng cho các chuyến bay nội địa trong dịp cao điểm.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.