Thứ tư, 01/05/2024

Thị trường địa ốc chậm chuyển mình, nhiều sàn giao dịch có thể sớm phá sản

09/09/2023 6:30 AM (GMT+7)

Các môi giới, sàn giao dịch đang đối diện với nhiều khó khăn, rủi ro không nhận được hoa hồng đúng hẹn, không có nguồn thu nên không thể trả lương nhân viên, không thể nộp thuế, nộp bảo hiểm xã hội,...

Liên quan đến tình hình "sức khỏe" của các doanh nghiệp, sàn giao dịch bất động sản, trong báo cáo chuyên đề tháng 8/2023 về giải pháp phục hồi thị trường bất động sản từ cơ chế chính sách đến hiệu quả thực thi, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết doanh nghiệp bất động sản đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Theo đó, trong thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành đã thể hiện quyết tâm của mình trong việc gỡ vướng, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Chưa bao giờ các chính sách về pháp lý và dự án bất động sản được ban hành quyết liệt và dồn dập như hiện nay.

Tuy nhiên, việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản còn nhiều hạn chế do: các khó khăn, vướng mắc đã tồn tại từ lâu; Sức khỏe của các doanh nghiệp bất động sản đã suy yếu; Tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm dẫn đến đùn đẩy, né tránh, giải quyết chậm, không dám đề xuất, không dám quyết định của một số cán bộ tại một số địa phương.

Thị trường địa ốc chậm chuyển mình, nhiều sàn giao dịch có thể sớm phá sản - Ảnh 1.

Nhiều đơn vị, công ty môi giới đứng trước nguy cơ phá sản vì không có dòng tiền.Ảnh: Gia Linh

Đánh giá về mức độ tác động của các cơ chế, chính sách, khảo sát của VARS với hơn 500 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản. Trong đó, có 11% doanh nghiệp phát triển dự án, 60% doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ và 29% doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực, cho thấy:

Về nguồn cung, có tới 43% doanh nghiệp được khảo sát cho biết các cơ chế, chính sách mới được ban hành từ đầu năm 2023 đã có tác động tích cực, rất tích cực tới nguồn cung bất động sản. 57% doanh nghiệp đánh giá các cơ chế, chính sách này mới chỉ ghi nhận tác động ở mức độ bình thường.

Về tâm lý nhà đầu tư, dữ liệu khảo sát cho thấy, chỉ có 21% doanh nghiệp được khảo sát đánh giá các cơ chế, chính sách mới được ban hành từ đầu năm 2023 đến nay thực sự có tác động tích cực, rất tích cực tới tâm lý nhà đầu tư.

Các doanh nghiệp còn lại đều cho rằng, sau một thời gian quan sát và theo dõi, không thấy được sự chuyển biến thực sự và rõ rệt của thị trường nên khách hàng/nhà đầu tư sau khi ổn định tâm lý, vẫn xác định "chậm mà chắc", vô cùng "thận trọng" trước các quyết định của mình.

Về tiếp cận vốn, có tới hơn 70% doanh nghiệp cho biết, các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn chưa thực sự phát huy được tác động tới doanh nghiệp. 30% còn lại ghi nhận tác động tích cực của những chính sách này thuộc nhóm có nhu cầu, cần giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu.

Tuy nhiên, VARS cho biết nhiều doanh nghiệp bất động sản đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Số lượng doanh nghiệp bất động sản giải thể tiếp tục xu hướng tăng là minh chứng rõ nhất về việc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Thị trường địa ốc chậm chuyển mình, nhiều sàn giao dịch có thể sớm phá sản - Ảnh 3.

Môi giới bất động sản lâm vào cảnh khó khăn. Ảnh: Gia Linh

Dữ liệu từ khảo sát của VARS với các hội viên, có tới 20% sàn giao dịch bất động sản đối diện nguy cơ giải thể, phá sản, 40% sàn đang phải nỗ lực chống đỡ để duy trì, chỉ còn hoạt động với một vài nhân sự nòng cốt. Phần còn lại có khả năng chống đỡ, nhưng sức chống chịu không cao. Số lượng doanh nghiệp bất động sản quay trở lại hoạt động, tuyển dụng ghi nhận tăng ở một số địa phương có thị trường bất động sản phục hồi tốt nhưng không nhiều. 

Nếu tình hình khó khăn trên thị trường bất động sản tiếp tục duy trì, có tới 25% doanh nghiệp chỉ có thể trụ được tới hết quý III/2023, nếu khó khăn tiếp tục duy trì đến hết năm 2023, số lượng doanh nghiệp có nguy cơ phá sản sẽ tiếp tục tăng cao.

Các môi giới, sàn giao dịch cũng đang đối diện với những rủi ro không nhận được hoa hồng đúng hẹn. Các sàn giao dịch cũng có khả năng bị phạt, bị xử lý vì đến hạn mà không có tiền nộp thuế, không có tiền nộp bảo hiểm xã hội,... do không có nguồn thu; Hay bị chủ cho thuê mặt bằng đòi mặt bằng trước hạn, cắt nước, cắt điện... do chậm thanh toán, không có tiền thanh toán.

Chia sẻ với Thế Giới Tiếp Thị Online, lãnh đạo một sàn môi giới bất động sản tại TP.HCM cho biết từ đầu năm 2023 đến nay, doanh nghiệp phải chật vật tìm cách duy trì hoạt động vì không có kinh phí. "Không bán được hàng mới, hoa hồng từ khách hàng thì không thể thu hồi... còn bao nhiêu khoản chi phí phải lo như điện nước, tiền lương, bảo hiểm, thuế.... khiến công ty phải cắt giảm nhân sự, thắt lưng buộc bụng. Tuy nhiên, nếu tình hình kéo dài, nguy cơ công ty tạm dừng hoạt động là không thể tránh", vị này cho hay.

Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch VARS cho rằng các sàn giao dịch, môi giới bất động sản đang đối diện với khó khăn chồng chất từ với việc thị trường khan hiếm sản phẩm, thiếu hụt khách hàng.Tình trạng khó khăn của thị trường bất động sản đến từ cả hai chiều. Làn sóng môi giới bất động sản nghỉ việc sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới, khi mà thị trường vẫn chưa có tín hiệu phục hồi rõ rệt.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Người dân trở lại TP.HCM sau lễ: Phía Đông thoáng, kẹt xe hướng miền Tây

Người dân trở lại TP.HCM sau lễ: Phía Đông thoáng, kẹt xe hướng miền Tây

Trong khi cửa ngõ phía Tây ùn ứ cục bộ, phương tiện nhúc nhích từng chút thì cửa ngõ phía Đông TP.HCM lại khá "dễ thở".

Diễn biến mới của thị trường nhà ở phía Nam

Diễn biến mới của thị trường nhà ở phía Nam

Thị trường nhà ở phía Nam bắt đầu đón nhận những tín hiệu tín hiệu tích cực nhờ động thái mới của các chủ đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm đảm bảo pháp lý.

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Nhờ đóng góp của ngành du lịch, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 năm nay tăng 2% so với tháng 3 và tăng 9% so với tháng 4/2023, theo Tổng cục Thống kê.

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Ông Trần Mộng Hùng, nhà sáng lập ACB và Chủ tịch HĐQT đầu tiên của ngân hàng này, vừa mất. Ông Hùng là cha của ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB hiện nay.

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một phần lớn được dồn vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị phối hợp, tăng cường chế độ hậu kiểm người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội để hạn chế phát sinh tiêu cực.