Nhu cầu vốn phát triển hạ tầng rất lớn
Chia sẻ tại tọa đàm, ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, cho biết đơn vị đang phụ trách các chương trình về nhà ở xã hội (NoXH); cải tạo chung cư, di dời nhà ở trên và ven kênh rạch, hạ tầng đô thị. Trong đó, riêng về chương trình NoXH, theo kế hoạch, giai đoạn 2021-2025, TP.HCM sẽ xây dựng 35.000 căn, giai đoạn 2026-2030 khoảng 58.000 căn. Song song đó, Trung ương giao TP.HCM chỉ tiêu xây dựng 26.000 căn 2021-2025, nằm trong chương trình xây dựng 1 triệu căn NoXH.
Theo ông Huỳnh Thanh Khiết, tổng kinh phí cho giai đoạn 2021-2025 là 37.700 tỷ đồng cho 35.000 căn; giai đoạn 2026-2030 là 86.400 tỷ đồng cho 58.000 căn. Tuy nhiên, thực tế ngân sách TP.HCM chỉ bố trí được khoảng 10%. Số còn lại bắt buộc phải huy động từ nguồn lực xã hội.
Còn theo Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Phan Công Bằng, nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giai đoạn 2021-2025 là 533.529 tỷ đồng (trong đó vốn ngân sách TP là 218.239 tỷ đồng; vốn Trung ương, ODA, PPP… là 315.290 tỷ đồng. Giai đoạn 2026-2030 là 437.125 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 29/2021/QH15, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của TP.HCM đã được Quốc hội thông qua là 142.557 tỷ đồng, chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu nguồn vốn ngân sách để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông.
Do vậy, TP.HCM đang khuyến khích nguồn kinh phí huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án liên quan đã được phê duyệt và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ.
Chia sẻ tại buổi tọa đàm, ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, cho biết kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, Trung ương chỉ giao cho TP.HCM 142.000 tỷ đồng. Với mức "trần" như vậy, TP.HCM rất phải cân nhắc thứ tự ưu tiên bố trí các dự án.
Thời điểm đó, TP.HCM có 583 dự án chưa được chuyển tiếp để bố trí cho giai đoạn mới. Thực tiễn đó đã làm cho TP.HCM chựng lại trong việc triển khai các thủ tục đầu tư dự án. Sau khi Nghị quyết 98 ra đời, TP.HCM đã bổ sung được nguồn vốn trung hạn 2021-2025 từ ngân sách địa phương hơn 78.000 tỷ đồng, từ nguồn dự kiến tăng thêm của TP. Với sự bổ sung này, TP.HCM có hơn 221.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2021-2025.
"Với Nghị quyết 98, HĐND TP.HCM đã lên được danh mục 5 dự án BOT giao thông, cuối năm 2023 đã ban hành được 41 dự án y tế, giáo dục văn hóa thể thao để kêu gọi PPP. Đây là nỗ lực rất lớn của TPHCM trong thu hút đầu tư các dự án. Tuy nhiên, việc triển khai dự án PPP trong điều kiện pháp lý hiện nay cũng rất khó khăn", ông Huỳnh Thanh Hùng phân tích.
Do đó, TP.HCM nên lập các tổ nghiên cứu, đề xuất các mô hình huy động vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, trên cơ sở phù hợp quy định của pháp luật và sự cho phép của Nghị quyết 98. Một trong các giải pháp là huy động, gắn kết được với kiều bào để hướng kiều hối vào hạ tầng. Ông Huỳnh Thanh Hùng, cho rằng TP.HCM nên tăng cường công tác tuyên truyền, nhất là qua kênh của Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, để kiều bào nắm được các dự án đang cần vốn, để kiều bào có được thông tin, cơ hội đầu tư hiệu quả.
(Theo SGGP)
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.