Thứ sáu, 01/11/2024

Vinhomes mua được 11,2% lượng cổ phiếu quỹ trong thương vụ lịch sử

26/10/2024 10:59 AM (GMT+7)

Vinhomes (mã sàn HoSE: VHM) đã mua lại được tổng cộng hơn 41,3 triệu cổ phiếu quỹ đến cuối phiên 25/10, chiếm 11,16% tổng số đăng ký là 370 triệu cổ phiếu.

Như vậy, sau 3 ngày đầu tiên của thương vụ lịch sử (từ 23 đến 25/10), lượng cổ phiếu quỹ đã đăng ký mua còn lại chiếm tỷ lệ hơn 88,8%. 

So với cuối phiên 24/10, số lượng được mua tính đến cuối phiên 25/10 tăng thêm hơn 12,2 triệu đơn vị, theo cập nhật mới nhất từ Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE).

Vinhomes đã mua lại gần 11,2% lượng cổ phiếu quỹ trong thương vụ lịch sử  - Ảnh 1.

Đến cuối phiên 25/10/2024, Vinhomes (VHM) đã mua được tổng cộng hơn 41,3 triệu cổ phiếu quỹ. Nguồn: Sàn HoSE

Theo kế hoạch đã công bố trước đó, Vinhomes sẽ mua lại tối đa 370 triệu cổ phiếu quỹ (chiếm 8,5% tổng lượng cổ phiếu lưu hành) theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thoả thuận từ ngày 23/10 đến 21/11/2024. 

Mục đích mua lại Vinhomes đưa ra là do thị giá cổ phiếu VHM đang ở mức thấp hơn so với giá trị thực của công ty nên việc mua lại cổ phiếu để đảm bảo quyền lợi của công ty và cổ đông. Theo quy định, mỗi ngày Vinhomes sẽ đặt mua tối thiểu 11,1 triệu cổ phiếu và tối đa 37 triệu cổ phiếu trong khoảng thời gian diễn ra giao dịch.

Vinhomes đã mua lại gần 11,2% lượng cổ phiếu quỹ trong thương vụ lịch sử  - Ảnh 2.

Cổ phiếu VHM của Vinhomes kết phiên 25/10/2024 ở mức 43.850 đồng. Ảnh chụp màn hình

Tính theo giá đóng cửa 43.850 đồng của VHM kết phiên 25/10, Vinhomes đã bỏ ra gần 1.900 tỷ đồng trong 3 ngày đầu tiên giao dịch.

Kể từ thời điểm công bố kế hoạch mua cổ phiếu quỹ (đầu tháng 8), VHM đã ghi nhận đà tăng giá mạnh từ 34.800 đồng/cp lên 48.250 đồng/cp, tăng 39%. Sau khi chính thức đến thời điểm doanh nghiệp bắt đầu mua, cổ phiếu lại giảm giá xuống 43.850 đồng.

SSI Research (bộ phận nghiên cứu của Công ty chứng khoán SSI) nhận định việc Vinhomes đăng ký mua lại 370 triệu cổ phiếu, tương đương 8,5% số lượng cổ phiếu đang lưu hành, sẽ thúc đẩy triển vọng tích cực. 

Theo SSI Research, "ông lớn" ngành bất động sản này có hơn 19.000 tỷ tiền mặt đủ để mua tối đa 370 triệu cổ phiếu. Vốn điều lệ giảm sau khi thực hiện mua lại cổ phiếu, nhưng tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu vẫn duy trì khá tốt khoảng 24%. Nhưng Vinhomes cũng có hơn 74.000 tỷ đồng nợ có thể tạo thách thức đối với dòng tiền của công ty sau khi mua lại cổ phiếu.

Theo thông tin từ Vinhomes, nguồn vốn thực hiện việc mua lại cổ phiếu quỹ là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024.

Vinhomes là đơn vị thành viên của Tập đoàn Vingroup (mã: VIC), nới doanh nhân tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm Chủ tịch HĐQT.

Rất nhiều dự án bất động sản đã xác lập vị thế của Vinhomes, bao gồm Diamond, Vinhomes Grand Park, Vinhomes Ocean Park… Quy mô tổng tài sản vào thời điểm 30/6/2024 đạt 494.461 tỷ đồng, tăng thêm gần 50.000 tỷ đồng so với đầu năm.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp cần cơ chế gì để đóng góp vào phát triển bền vững?

Doanh nghiệp cần cơ chế gì để đóng góp vào phát triển bền vững?

Phát triển các cơ chế tài chính xanh và thúc đẩy thị trường carbon sẽ khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam và cá nhân tham gia tích cực vào quá trình chuyển đổi xanh nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

Người Sài Gòn hóa trang muôn kiểu đêm Halloween

Người Sài Gòn hóa trang muôn kiểu đêm Halloween

Tối 31/10 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1, TP.HCM, dòng người tứ phía nối đuôi nhau đổ về để đi chơi Halloween. Nhiều người dân đã hóa trang đủ kiểu và vui chơi đến tận nửa đêm, rạng sáng.

Lộ doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với 'ông lớn' Qatar để đầu tư 4,5 tỷ USD

Lộ doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với 'ông lớn' Qatar để đầu tư 4,5 tỷ USD

Theo thỏa thuận mới ký kết, T&T Group và tập đoàn đầu tư JTA hàng đầu Qatar sẽ cùng triển khai 1 dự án khu liên hợp thể thao quy mô lớn, trong đó bao gồm sân vận động hiện đại có sức chứa 60.000 người. Bên cạnh đó sẽ là 1 công viên kiểu Disneyland.

Toyota căng mình gánh hậu quả vụ bê bối chất lượng

Toyota căng mình gánh hậu quả vụ bê bối chất lượng

Tập đoàn sản xuất ô tô hàng đầu thế giới của Nhật phải chứng kiến sản lượng toàn cầu giảm lần đầu tiên trong 4 năm qua.

Vì sao nhôm đùn ép từ Việt Nam không chịu thuế chống bán phá giá của Mỹ?

Vì sao nhôm đùn ép từ Việt Nam không chịu thuế chống bán phá giá của Mỹ?

Nhôm đùn ép từ Việt Nam được nhập khẩu vào Mỹ sẽ không chịu thuế chống bán phá giá của Mỹ, theo quyết định của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC).

FGF thu cũ xe xăng, đổi mới xe điện

FGF thu cũ xe xăng, đổi mới xe điện

Thực hiện chương trình “Thu cũ – Đổi mới” cùng VinFast, từ tháng 11, FGF sẽ hỗ trợ khách hàng bán xe xăng theo đúng giá thị trường với các thủ tục dễ dàng, nhanh chóng và nhận ưu đãi lên đến 120 triệu đồng khi chuyển từ xe xăng sang xe điện cao cấp của VinFast.