Bảng xếp hạng (BXH) Thương hiệu tốt nhất Việt Nam 2023 (Best Brand Rankings 2023 in Vietnam) vừa được công bố bởi Decision Lab.
Tại Bảng xếp hạng Thương hiệu tốt nhất Việt Nam 2023, Samsung dẫn đầu, tiếp theo lần lượt là Vietnam Airlines và Shopee. Bảng xếp hạng năm 2023 cũng là lần đầu tiên các thương hiệu trong ngành công nghiệp ô tô được góp mặt và Honda là đại diện duy nhất từ ngành này, giữ vị trí thứ 4. Tiếp sau là Panasonic và MoMo với điểm số đều tăng so bảng xếp hạng của những năm trước.
Tiếp theo là Thế giới di động và đại diện của ngành Ngân hàng - Vietcombank. Ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) đang phát triển mạnh. Các thương hiệu thực phẩm đóng gói vào top 10 là Hảo Hảo, Kinh Đô.
Trong Bảng xếp hạng, bên cạnh các thương hiệu lâu năm, quen thuộc, sự xuất hiện của doanh nghiệp công nghệ, Fintech duy nhất là MoMo, cho thấy các nền tảng thanh toán, tài chính đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong đời sống hằng ngày của người dùng Việt Nam. Điều này cho thấy sự phổ cập cũng như sự thân thuộc của ứng dụng thanh toán - tài chính và Fintech trong đời sống người Việt ngày nay.
MoMo được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư người Việt và phục vụ người dùng Việt. Ứng dụng có hơn 30 triệu người dùng phục vụ các nhu cầu thanh toán trực tuyến , mua sắm, giải trí, xem phim, đi lại, ăn uống, thương mại điện tử, viễn thông, bảo hiểm, dịch vụ công, làm thiện nguyện,… Hiện tại, MoMo có hơn 50.000 đối tác kinh doanh, 140.000 điểm chấp nhận thanh toán tại 63 tỉnh thành trên cả nước.
Ông Thue Quist Thomasen - Giám đốc điều hành của Decision Lab - nhận định, các thương hiệu trong nước đang thể hiện rất tốt trên thị trường. “Điều này chứng tỏ sức mạnh và khả năng cạnh tranh ngày càng tăng của các thương hiệu Việt Nam. Họ đang đầu tư mạnh mẽ vào sự sáng tạo và chiến lược tiếp thị để ngày càng củng cố vị thế của mình trên thị trường” - Giám đốc điều hành của Decision Lab nhận xét.
Ông Thue Quist Thomasen cũng nhấn mạnh điều quan trọng là giá trị của việc xây dựng thương hiệu. Theo đó, những thương hiệu muốn phát triển một cách bền vững, bên cạnh chú trọng đầu tư vào sản phẩm và dịch vụ chất lượng, cũng cần xây dựng uy tín cho thương hiệu của mình. Điều này sẽ góp phần tạo dựng mối quan hệ lâu dài và sự trung thành của khách hàng với thương hiệu.
Được biết, Bảng xếp hạng Thương hiệu tốt nhất Việt Nam (Best Brand Rankings 2022 in Vietnam) được thực hiện bởi Decision Lab, đối tác độc quyền tại Việt Nam của Hãng nghiên cứu toàn cầu YouGov. Bảng xếp hạng dựa trên gần 33.000 cuộc phỏng vấn với người tiêu dùng và được xem là một trong những cuộc khảo sát và đánh giá toàn diện nhất về tiêu dùng tại Việt Nam.
Các thương hiệu được xếp hạng dựa trên chỉ số Index của công cụ YouGov BrandIndex. Chỉ số này đánh giá sức khỏe thương hiệu tổng quát, dựa trên điểm trung bình của các yếu tố như Ấn tượng (Impression), Chất lượng (Quality), Giá trị (Value), Sự hài lòng (Satisfaction), Khuyến nghị (Recommend), Uy tín (Reputation). Tất cả các thương hiệu được theo dõi trong ít nhất 6 tháng để được đưa vào Bảng xếp hạng Thương hiệu tốt nhất Việt Nam.
Theo VietTimes
Từ đầu năm đến nay, thị trường ô tô trong nước ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên từ 01/12/2024 trở đi, xe sản xuất và lắp ráp trong nước không được miễn 50% phí trước bạ sẽ ảnh hưởng nhiều đến lượng tiêu thụ xe.
TP.HCM triển khai kế hoạch sắp xếp lại đơn vị hành chính, giảm 39 phường, nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/6/2025.
Trong khi các sản phẩm như rượu bia và bánh kẹo giảm sút, xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết năm 2025 đó là chuộng sản phẩm giản đơn, tiện lợi và sản phẩm liên quan chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.
Thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM đang thu hút sự chú ý của giới siêu giàu và nhà đầu tư, nhờ sức tăng GDP mạnh, nên phân khúc bất động sản hạng sang của TP.HCM thành thị trường trọng điểm trong khu vực.
Tại báo cáo mới nhất về dự báo kinh tế Việt Nam quý IV, các chuyên gia của Ngân hàng UOB cho biết, quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đi đúng hướng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu vùng Đông Nam Bộ phải tiếp tục làm mới lại 3 động lực tăng trưởng. Trong đó tập trung vào đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, động lực thứ 2 là xuất khẩu, động lực thứ 3 là tiêu dùng.