Thông tin công bố ngày 27/2 của Công ty CP Tập đoàn FLC cho biết trong ngày, HĐQT Tập đoàn nhận được đơn từ nhiệm của bà Bùi Hải Huyền. Bà Huyền có đơn đề nghị thôi giữ chức vụ Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Tổng Giám đốc – người đại diện theo pháp luật của công ty.
"Nói lời chia tay là điều vô cùng khó khăn, nhưng tôi hiểu rằng, FLC đang thực sự cần một luồng gió mới sau tất cả những biến cố đã qua. Do đó, việc tôi rời cương vị CEO ở thời điểm này là điều cần thiết phải làm, để quá trình tái cấu trúc mà FLC đang hướng tới có thể thành công tốt đẹp", bà Huyền viết trong thư chia tay gửi cán bộ nhân viên FLC.
Bà Bùi Hải Huyền sinh năm 1976, trình độ cử nhân kinh tế. Bà có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị, điều hành, tư vấn và triển khai dự án tại nhiều doanh nghiệp lớn. Tại FLC, bà đã có 12 năm gắn bó, trong đó 3 năm nắm giữ chức vụ Tổng giám đốc.
Trước đó, từ tháng 12/2015 đến đầu năm 2020, bà Huyền đảm nhiệm chức Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FLC. Tháng 3/2020, bà Huyền được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng Giám đốc thay bà Hương Trần Kiều Dung.
Đầu tháng 7/2022, bà Huyền được bầu vào vị trí Phó Chủ tịch thường trực HĐQT tập đoàn.
Cùng ngày 27/2, FLC cũng nhận đơn đề nghị thôi giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc thường trực của bà Đàm Ngọc Bích; đơn đề nghị thôi giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc công ty của bà Lê Thị Trúc Quỳnh.
Bà Đàm Ngọc Bích sinh năm 1977, đã giữ cương vị Phó Tổng giám đốc FLC từ năm 2015, phụ trách lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Còn bà Lê Thị Trúc Quỳnh giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc từ năm 2020, phụ trách về hoạt động khách hàng chiến lược, sau đó phụ trách mảng tài chính cho FLC. Bà Quỳnh cũng có hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng.
Từ 2022 đến nay, FLC đã có 6 lãnh đạo cấp cao từ nhiệm sau biến cố vướng lao lý của cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết và một số lãnh đạo khác.
Như vậy, tại phiên họp bất thường lần 2, dự kiến diễn ra cuối tuần này, đại hội đồng cổ đông FLC sẽ phải bầu bổ sung thành viên để thay thế bà Bùi Hải Huyền và ông Đặng Tất Thắng - cũng đã xin thôi mọi chức vụ tại FLC, Bamboo Airways từ tháng 7/2022.
Phiên họp lần 1 hồi đầu tháng 2 không thể diễn ra, do tỷ lệ tham dự dưới 50% số cổ phần có quyền biểu quyết.
Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 (VLF 2024) do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu tổ chức vào đầu tháng 12 mang chủ đề “Khu thương mại tự do - giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics”.
Phó Tổng Giám đốc Dương Văn Bắc của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán: NVL) vừa được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc thay thế cho 1 doanh nhân Malaysia.
Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) tại TP.HCM bị đình chỉ hoạt động 12 tháng từ tháng 7/2024 vì không đảm bảo các yêu cầu về tài chính và giáo viên. Nhưng AISVN mới thông báo về dự kiến khai giảng vào tháng 1/2025.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,1% trong cả năm nay. Đây là kết quả đánh giá mới nhất từ IMF và cao hơn dự báo của chính IMF trong tháng 6 vừa qua.
Số vốn đầu tư rất lớn, tới hơn 39 tỷ USD, sẽ cần cho TP.HCM hoàn thành 183km đường sắt đô thị vào năm 2035.
Với bảng giá đất điều chỉnh, các tuyến đường tại TP.HCM sẽ có mức giá mới tăng 4-38 lần. Trong đó, một số khu vực như huyện Hóc Môn có mức giá tăng đột biến.