Nhật Bản: Cặp dưa lưới thượng hạng được bán với giá 25.000USD
Del Monte, công ty sản xuất và phân phối thực phẩm hàng đầu nước Mỹ, phải mất 15 năm để phát triển loại trái cây có màu đỏ này. Có vẻ như hiện không phải là thời điểm tốt nhất để tiếp thị một loại trái cây rất đắt tiền ở Mỹ vì cách đây không lâu, giá cả hàng hóa tăng vọt khiến ngân sách của người tiêu dùng trở nên eo hẹp. Nhưng Del Monte vẫn quyết định mang Rubyglow, được trồng ở Costa Rica, tới tiểu bang California.
Các nhà nghiên cứu của Del Monte trong nhiều năm đã tạo ra nhiều loại dứa khác nhau, thiết kế loại trái cây độc quyền và tối ưu hóa hương vị. Vào năm 2020, công ty đã tung ra loại trái cây xinh xắn và có thể làm quà tặng của riêng mình - dứa Pinkglow, có ruột màu hồng và được đựng trong hộp đặc biệt. Melissa Mackay, Phó giám đốc tiếp thị khu vực Bắc Mỹ của Del Monte đánh giá, đó là một món quà tặng hoàn hảo, cũng là mặt hàng bắt mắt khi quảng cáo trên Instagram và TikTok.
Những người có ảnh hưởng về ẩm thực với lượng người theo dõi lớn sẽ cắt trái cây này ra, ngạc nhiên trước màu sắc của nó, chia sẻ đánh giá của họ và kết luận rất ngọt. Lúc đầu, Pinkglow được bán với giá khoảng 50 USD. Đến nay, giá đã giảm khoảng từ 8-29 USD - mức giá tương đối hời nhưng vẫn quá cao cho một quả dứa.
Tuy nhiên, với quả dứa 400 USD thì ở đẳng cấp khác, nên liệu số tiền bỏ ra có đáng không? Melissa's Produce, nơi bán tất cả mọi thứ đặc sản với giá “trên trời” từ nấm cục, măng cụt đến quất, mô tả Rubyglow như một “viên ngọc quý hiếm” và “đỉnh cao của trái cây sang trọng”, đồng thời nói thêm rằng “đối với những người sành ăn, đó là một món quà khó quên”.
Theo ông Robert Schueller, giám đốc quan hệ công chúng tại Melissa's Produce, Melissa bắt đầu chào hàng với 50 quả dứa. Cho đến nay, họ đã bán được khoảng một nửa số đó trong vòng một tháng, bao gồm cả các nhà hàng ở Las Vegas và Nam California.
Để cố gắng tạo thêm tiếng vang, Melissa đã liên hệ với một số người có ảnh hưởng về ẩm thực, trong đó có ông Bo Corley, một đầu bếp chuyên chia sẻ công thức nấu ăn và các thông tin về ẩm thực khác trên các kênh mạng xã hội của mình. “Quả dứa thật sự rất thú vị. Bình thường nếu ăn quá nhiều dứa sẽ để lại dư vị đắng, nhưng với Rubyglow thì không hề có cảm giác đó”, Bo Corley nói.
Tuy nhiên, theo chuyên gia ẩm thực này, nó không đáng giá 400 USD. Corley cho rằng, mọi người chi tiền để sở hữu Rubyglow nếu không phải vì muốn thưởng thức hương vị của quả dứa thì là vì vẻ bề ngoài rực rỡ đáng ngạc nhiên. “Tôi nghĩ nếu vào dịp Giáng sinh hay Lễ Tạ ơn, dứa Rubyglow sẽ giống như một món đồ trang trí trung tâm, đặc biệt là trong một ngôi nhà giàu có. Nói cách khác, mọi người có thể không chi tiền vì hương vị của quả dứa mà chỉ để khoe rằng họ có nó”, Corley nói.
Thực vậy, người tiêu dùng Mỹ sẵn sàng trả tiền cho thứ gì đó đặc biệt, luôn có một thị trường nhỏ dành cho các nhà hàng cao cấp, những người sành ăn hoặc một số kênh trực tuyến nhất định. Họ đặc biệt quan tâm đến các loại trái cây mới trong những năm gần đây, sẵn sàng trả giá cao để mua được táo Honeycrisp có vị ngọt sắc và mới lạ, nho Cotton Candy ngọt như kẹo, Sumo Citrus - một giống lai giữa cam, bưởi và quýt hay dâu tây đặc sản Nhật Bản... Nhưng một quả dứa trị giá gần 400 USD thì… chắc hẳn có nhiều người phải đắn đo.
Theo CNN
Các chuyên gia cho rằng trong các tháng cuối năm, phân khúc đất nền sẽ duy trì xu hướng phục hồi tích cực của quý 3/2024.
Thảo Cầm Viên Sài Gòn (Quận 1, TP.HCM) đã siết chặt các quy trình chăm sóc hổ, không để dịch cúm bùng phát sau sự việc hàng chục cá thể hổ, báo và sư tử chết ở Đồng Nai và Long An do cúm A/H5N1.
Trong Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN, liền kề với Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 tại Lào, Sacombank là ngân hàng Việt Nam duy nhất được Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN công bố tên tại giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN 2024 (ABA 2024) - lĩnh vực chuyển đổi số.
Ông Phạm Đăng Khoa được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Eximbank; quyết định có hiệu lực từ 11/10/2024 và thời gian bổ nhiệm là 3 năm.
Các sở ngành tại TP.HCM sẽ nhận trách nhiệm cụ thể trong những nỗ lực của thành phố nhằm tiếp tục phát huy nguồn lực từ kiều hối trong bối cảnh lượng kiều hối gửi về không ngừng gia tăng trong nhiều năm qua.
Tây Âu là khu vực truyền thống được nhiều người Việt lựa chọn khi khám phá châu Âu. Tuy nhiên, nhu cầu của nhiều người đang dịch chuyển sang miền Nam châu Âu, với mong muốn được khám phá những điểm mới lạ ở miền Nam nước Pháp, Tây Ban Nha.