Thời gian qua, nhiều cửa hàng, cơ sở kinh doanh tại một số tuyến đường "đất vàng" trung tâm quận 1 (TP.HCM) đã phải trả mặt bằng vì buôn bán ế ẩm, ảm đạm. Dù vậy, đa số các chủ nhà vẫn giữ giá thuê ở mức khá cao, tiếp tục tìm khách thuê mới chứ không chịu hạ giá xuống mức thấp.
Theo proptech Nhà Tốt (nhatot.com), giá thuê mặt bằng ở trung tâm quận 1 (TP.HCM) ghi nhận tuyến đường Đông Du có giá thuê tăng nhẹ, tăng lên mức 230 triệu/m2 trong tháng 8.
Trong khi đó, giá thuê đường Đồng Khởi lại khá ổn định, ít biến động vẫn giữ mức 250 triệu/m2 – 270 triệu/m2. Tương tự, giá thuê tại đường Lê Duẩn cũng giữ mức ổn định 276 triệu/m2 – 300 triệu/m2. Đường Lý Tự Trọng cũng ít biến động về giá thuê, giữ mức 188 triệu/m2.
Giá thuê tại đường Pasteur và Thái Văn Lung tăng nhẹ trong thời gian qua, cùng đạt mức 260 triệu/m2 trong tháng 8.
Giá thuê đường Huỳnh Thúc Kháng lại biến động, bất ngờ giảm từ mức 300 triệu/m2 (trong tháng 7) xuống chỉ còn 242 triệu/m2 trong tháng 8.
Đường Lê Thánh Tôn, giá thuê giảm nhẹ, từ mức 250 triệu/m2 (trong tháng 7) xuống còn 220 triệu/m2 (trong tháng 8).
Đường Nguyễn Du cũng có mức giá thuê giảm nhẹ. Tuy nhiên, so với các tuyến đường khác tại TP.HCM, mức giá thuê tại các tuyến đường trên vẫn đang cao chót vót.
Theo một số môi giới, nhiều năm qua, các tuyến đường trung tâm quận 1 có rất ít giao dịch mua bán chuyển nhượng. Chủ sở hữu bất động sản tại đây chủ yếu dùng để cho thuê và cất giữ tài sản.
Khu vực trên được khai thác tối đa mặt bằng cho thuê chứ không có chuyển nhượng, giao dịch. Các chủ nhà thường có tâm lý giữ vững giá thuê để ổn định giá trị tài sản, đây chính là nguyên nhân khiến giá thuê mặt bằng rất khó biến động mạnh.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, giá đất thị trường tại các tuyến đường trung tâm bỏ xa các khu vực khác tại TP.HCM. Ước tính, các chủ nhà nếu rao bán thì mức giá cũng phải dao động mức trên 3 tỷ/m2, cách biệt lớn với bảng giá đất hiện hành.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.