Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Thuộc Bộ Giao thông Vận tải) vừa có văn bản gửi Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận về tiến độ triển khai dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Theo đó, dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ dài gần 23km đi qua tỉnh Vĩnh Long (12,53km) và tỉnh Đồng Tháp (10,44km). Điểm đầu dự án nối vào cầu Mỹ Thuận 2, thuộc phường Tân Hòa, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Điểm cuối tại nút giao cầu Chà Và, nối vào tuyến quốc lộ 1 hiện hữu thuộc xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
Vận tốc thiết kế tuyến 100km/h, với quy mô giai đoạn 1 là bốn làn xe, giai đoạn hoàn thiện là sáu làn xe. Tổng mức đầu tư hơn 4.826 tỷ đồng. Thời gian thi công dự kiến 24 tháng, cơ bản hoàn thành năm 2022, đưa vào sử dụng năm 2023.
Khi hoàn thành, kết nối tuyến TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, thời gian từ TP.HCM về Cần Thơ chỉ còn 2 giờ thay vì 3-4 giờ như hiện tại, góp phần giảm áp lực giao thông quốc lộ 1, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội miền Tây.
Tuy nhiên, theo Cục Quản lý đầu tư xây dựng, tiến độ dự án hiện đang chậm do các nhà thầu nhiều lần lập lại tiến độ và ký cam kết với Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (đơn vị được giao quản lý dự án) nhưng đều không thực hiện đúng cam kết, khối lượng hạng mục đắp gia tải nền đường (hạng mục được xem là đường găng về tiến độ dự án) chưa thi công còn khá lớn.
Cục Quản lý đầu tư xây dựng dẫn chứng điển hình là công ty TNHH Nhạc Sơn, Tổng công ty 319 và Tổng công ty 36 là những đơn vị có khối lượng xử lý nền đất yếu còn lớn. Công tác thi công cầu của hầu hết các đơn vị còn chậm, không đáp ứng được tiến độ hoàn thành các cầu và đường đầu cầu trong tháng 11/2022 như chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải.
Qua đó, Cục Quản lý đầu tư xây dựng chỉ rõ trách nhiệm thuộc về các nhà thầu và sự điều hành, quản lý dự án của Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận. Vì vậy, Cục Quản lý đầu tư xây dựng đề nghị Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận nghiêm túc rút kinh nghiệm, kiểm điểm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan để có giải pháp xử lý.
Đồng thời, Cục này cũng yêu cầu Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận cần rà soát, kiện toàn lại bộ máy điều hành tại công trường đảm bảo đủ thẩm quyền và đáp ứng về năng lực tổ chức thực hiện, đặc biệt là năng lực điều hành của giám đốc điều hành dự án.
Đối với các nhà thầu chậm trễ không có khả năng khắc phục để hoàn thành theo tiến độ, có giải pháp quyết liệt để xử lý theo đúng các quy định của hợp đồng.
Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận cũng cần đôn đốc các nhà thầu huy động đủ nguồn lực tài chính, bổ sung máy móc, thiết bị, tổ chức triển khai thi công ba ca, đảm bảo hoàn thành các hạng mục theo đúng tiến độ cam kết. Đặc biệt, đối với hạng mục đắp gia tải, đảm bảo mục tiêu thông toàn bộ các cầu trên tuyến vào giữa tháng 12-2022, để phục vụ vận chuyển vật liệu thi công các hạng mục móng mặt đường.
Trước đó, đầu tháng 10 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải cũng có văn bản yêu cầu Ban Quản lý dự án Mỹ thuận cảnh cáo các nhà thầu thi công chậm dự án trên và yêu cầu bổ sung các mũi thi công bù lại khối lượng chậm. Tuy nhiên, tình hình trên công trường có vẻ chưa khả quan, tiến độ thực hiện dự án vẫn chậm.
Lãnh đạo Cục thuế TP.HCM cho biết đơn vị đã hoàn thành việc giải quyết nghĩa vụ tài chính cho 15.800 hồ sơ thuế từ ngày 1/8.
Thông tin bầu Thụy lên kế hoạch xây dựng học viện bóng đá tiêu chuẩn cao nhất châu Á với diện tích 90 ha tại tỉnh Ninh Bình không có gì lạ. Đây là một bước tiến mang tính lô-gíc nếu xét theo các động thái đầy tham vọng của doanh nhân này.
Nhiều cơ hội hấp dẫn hơn đang vẫy gọi các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam trong năm 2025, nổi bật là chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và các lĩnh vực liên quan đến phát triển xanh, theo tập đoàn đầu tư VinaCapital.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, cả nước có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể. Trong đó, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 4.233 và chờ giải thể lên đến 7.410 doanh nghiệp.
Dù siêu bão Yagi (bão số 3) tàn phá nhiều vùng ở miền Bắc trong tháng 9 làm ảnh hưởng đến nhiều người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng UOB của Singapore đã nâng triển vọng tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam.
Thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp miền Nam được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2025 với tốc độ cao hơn năm 2024, là năm chứng kiến nhiều bất ổn kinh tế toàn cầu và thay đổi về chính sách ở nhiều quốc gia.