Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án đầu tư dự án mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Bộ GTVT cho biết theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050, cao tốc TP.HCM (từ Vành đai 3) - Long Thành - Dầu Giây được quy hoạch 10 làn xe. Trong đó, giai đoạn 1 (4 làn xe) được VEC đầu tư và đưa vào khai thác năm 2016, với tổng mức đầu tư trên 20.630 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng là 1.644 tỷ đồng, còn lại là vốn vay các tổ chức nước ngoài.
Hiện đoạn từ nút giao An Phú đến nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (Km0+000 - Km25+920) đã quá tải, vượt 25% so với năng lực thông hành của tuyến; đoạn từ nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến nút giao cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết có thể khai thác ổn định với quy mô 4 làn xe như hiện nay đến năm 2030; đoạn từ nút giao cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đến nút giao Dầu Giây có thể khai thác ổn định với quy mô 4 làn xe đến năm 2040.
Bộ GTVT nhận định, chỉ có đoạn từ nút giao An Phú (Km0+000) đến nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (Km25+920) không đáp ứng được nhu cầu vận tải và đặc biệt là khi sân bay Long Thành giai đoạn 1 vào khai thác. Do đó, việc nghiên cứu đầu tư mở rộng cao tốc thành TP.HCM - Long Thành là rất cần thiết và cấp bách.
Trên cơ sở đó, Bộ GTVT cho rằng đoạn từ nút giao Vành đai 2 đến nút giao Vành đai 3 (Km4+000 - Km8+770) do nằm ngoài phạm vi quy hoạch cao tốc, nên đề xuất mở rộng từ bốn làn lên tám làn xe theo quy mô quy hoạch cũ.
Đoạn tuyến từ nút giao Vành đai 3 đến nút giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (Km8+770 - Km25+920) đề xuất đầu tư từ bốn làn lên mười làn xe theo quy hoạch mới được Thủ tướng phê duyệt năm 2021. Với tổng mức đầu tư dự án khoảng 14.786 tỷ đồng.
Bộ GTVT thống nhất với đề nghị của VEC và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét giao cho VEC nghiên cứu, thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư mở rộng dự án. Trong quá trình nghiên cứu, lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, VEC phải tính toán và báo cáo cụ thể khả năng cân đối vốn và cơ chế có liên quan để có thể thực hiện dự án này.
Theo Bộ GTVT, hiện nay VEC đang là chủ đầu tư và quản lý, vận hành, khai thác đường cao tốc TP.HCM - Long Thành để thu hồi vốn trả ADB và JICA. Trong bối cảnh Bộ GTVT không thể cân đối được thêm vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để đầu tư mở rộng tuyến cao tốc này, phương án VEC thực hiện đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành có nhiều ưu điểm.
VEC đã nghiên cứu, trình bày ưu, nhược điểm của bốn phương án đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và kiến nghị chọn phương án VEC tự huy động vốn để mở rộng và thu phí tuyến đường để hoàn vốn đầu tư. Phương án này có ưu điểm là tiến độ triển khai thuận lợi, dự kiến đầu năm 2026 hoàn thành; không phải xử lý xung đột lợi ích giữa nhà đầu tư mới và VEC.
Nhược điểm của phương án này là hiện vốn điều lệ của VEC rất thấp nên để có thể huy động vốn vay mở rộng đường do VEC quản lý, VEC cần được tăng vốn điều lệ theo đề án tái cơ cấu đã được trình cấp thẩm quyền.
Giữa tháng 10/2022, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có văn bản nhận định phương án VEC kiến nghị mang tính thực tiễn và khả thi nhất và đề nghị Bộ Giao thông vận tải thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Theo Bộ Giao thông vận tải, hiện nay VEC đang là chủ đầu tư và quản lý, khai thác cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây để thu hồi vốn trả nợ vay nước ngoài. Trong bối cảnh không thể cân đối được vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để mở rộng tuyến cao tốc này, phương án VEC thực hiện đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có nhiều ưu điểm.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của siêu bão số 3 (Yagi) nhưng chỉ số doanh thu bán lẻ, du lịch của nhiều tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng đáng kể.
Thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam cuối năm 2024 sẽ có chuyển biến tích cực, với nguồn cung mới cải thiện đáng kể so với quý 3/2024. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng còn cần nhiều yếu tố để tạo nên kịch bản lý tưởng, hoặc kỳ vọng, thách thức cho thị trường…
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, những tháng cuối năm, TP.HCM sẽ có nhiều gói vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa để ổn định sản xuất, kinh doanh.
Hai đai gia trên thi trường chứng khoán là FPTS và Pinetree bị phạt do vi phạm về công bố thông tin và nhân sự và cấp giao dịch ký quỹ với mã chứng khoán không được phép, lần lượt số tiền là 177,5 triệu và 190 triệu đồng.
Hôm nay 15/10, các nhà mạng sẽ ngừng cung cấp dịch vụ 2 chiều (bao gồm nghe và gọi) đối với các thuê bao còn sử dụng mạng 2G Only. Theo đó, hơn 770 nghìn thuê bao sẽ bị khóa.
UBND TP.HCM đề xuất giữ được lại toàn bộ số thu ngân sách vượt dự toán đối với phần thu chia sẻ giữa Trung ương và địa phương giai đoạn 2026-2030 để làm đường sắt đô thị.