Thứ bảy, 04/05/2024

"Click chuột, quẹt màn hình" sẽ đẩy kinh tế số Việt Nam lên 45 tỷ USD

06/11/2023 8:44 PM (GMT+7)

Kinh tế số Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á trong 2 năm liền 2022-2023, và tổng giá trị hàng hóa được dự đoán ở mức 45 tỷ USD vào năm 2025.

Đây là nội dung nổi bật nhất trong báo cáo "Nền Kinh tế số Đông Nam Á" lần thứ 8, được Google, Temasek (tập đoàn đầu tư do Chính phủ Singapore sở hữu 100%) và Bain & Company công bố tại TP.HCM ngày 6/11/2023.

'Click chuột, quẹt màn hình' sẽ đẩy kinh tế số Việt Nam lên 45 tỷ USD - Ảnh 1.

Đại diện các công ty công bố báo cáo "Nền Kinh tế số Đông Nam Á" 2023 ngày 6/11/2023. Ảnh: Tường Thụy.

Theo báo cáo, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế kỹ thuật số nhanh nhất khu vực trong năm nay, với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 19% giai đoạn 2022-2023; và sẽ tiếp tục trong nhóm đầu Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng CAGR 20% giai đoạn 2023-2025.

Tổng giá trị hàng hóa (GMV) trong kinh tế số của Việt Nam được dự báo sẽ tăng từ 30 tỷ USD trong năm 2023 lên khoảng 45 tỷ USD vào năm 2025, theo ông Marc Woo, Giám đốc điều hành phụ trách Việt Nam của Google.

"Tốc độ tăng trưởng hai con số đến năm 2025 chủ yếu là nhờ thương mại điện tử và du lịch trực tuyến", ông Woo nhấn mạnh.

Thị trường Việt Nam với dân số 100 triệu dân, và luôn ưa thích công nghệ cao, gồm thói quen sử dụng điện thoại di động và các thiết bị điện tử, như máy tính để tận dụng ưu thế của kinh tế số lý giải cho tốc độ tăng trưởng cao nói trên.

'Click chuột, quẹt màn hình' sẽ đẩy kinh tế số Việt Nam lên 45 tỷ USD - Ảnh 2.

Điện thoại thông minh phổ biến tại Việt Nam giúp phát triển kinh tế số nhanh hơn. Ảnh TL

Ngoài ra, ngành du lịch Việt Nam được dự báo sẽ hoàn toàn hồi phục trong năm nay, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch nội địa.

Theo báo cáo trên, du lịch trực tuyến (dựa trên các nền tảng số) đã tăng 82% trong năm 2022 và kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm 21% từ 2023 đến 2025, với mức GMV dự kiến đạt 7 tỷ USD. Dù khách du lịch Trung Quốc vẫn chưa quay trở lại hoàn toàn, sự hồi phục của các đường bay quốc nội và quốc tế sau đại dịch đã góp phần thúc đẩy cho ngành du lịch Việt Nam.

Các lĩnh vực quan trọng khác tiếp tục phát triển và góp phần thúc đẩy nền kinh tế số của Việt Nam, gồm ngành vận tải và thực phẩm (dịch vụ giao đồ ăn) và truyền thông trực tuyến. Lĩnh vực này tăng trưởng 10% từ 2022 đến 2023, và dự báo CAGR sẽ tăng 16% từ năm 2023 đến 2025, để đạt mức 4 tỷ USD vào năm 2025.

Google, Temasek và Bain Bain & Company nhấn mạnh rằng lĩnh vực game, nhất là game di động, đang phát triển rất nhanh, cùng với việc một số nhà phát triển game trong nước đã thu được nhiều thành công trên trường quốc tế.

Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ nghe nhạc trực tuyến theo yêu cầu cũng tiếp tục giữ vai trò nổi bật, bất chấp nạn vi phạm bản quyền được xem là bất lợi khăn cho lĩnh vực này.

Về truyền thông trực tuyến tại Việt Nam, báo cáo cho biết lĩnh vực này tăng trưởng 11% trong giai đoạn 2022 - 2023, dự báo GMV sẽ đạt 7 tỷ USD vào năm 2025 (mức tăng trưởng CAGR là 15%).

Báo cáo cũng cho biết thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ, hoạt động đầu tư của các ngân hàng thương mại và sự phổ biến của mã QR. Xu hướng này được dự báo sẽ tăng tốc vì Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa.

'Click chuột, quẹt màn hình' sẽ đẩy kinh tế số Việt Nam lên 45 tỷ USD - Ảnh 3.

Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đã quen thuộc tại Việt Nam. Ảnh tư liệu.

Ông Andrea Campagnoli, Trưởng văn phòng kiêm Đối tác Sáng lập của Bain & Company tại Việt Nam, khẳng định: "Dù tăng trưởng kinh tế thế giới đang bị chậm, GDP Việt Nam vẫn tăng nhanh nhất Đông Nam Á trong nhiều năm qua."

Ông Fock Wai Hoong, trưởng nhóm Đông Nam Á tại Temasek, bổ sung: "Kinh tế số Việt Nam có tiềm năng lớn nhờ vào các yếu tố, như các ứng dụng số hóa rất phổ biến và lực lượng lao động công nghệ trong nước có tay nghề cao".

Về tổng quát, ông Marc Woo của Google đánh giá kinh tế số Việt Nam đang phát triển đúng hướng.

"Các lĩnh vực quan trọng dự báo sẽ tiếp tục phát triển dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, điển hình như trong lĩnh vực nội dung kỹ thuật số. Phần lớn là nhờ vào đóng góp của ngành game vì nhiều nhà sản xuất game Việt Nam đã gặt hái thành công ở mức độ toàn cầu".

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

OCB bổ nhiệm nhân sự cấp cao trong Ban điều hành

OCB bổ nhiệm nhân sự cấp cao trong Ban điều hành

Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc từ ngày 6/5/2024.

Nguyên nhân Bia Hà Nội báo lỗ

Nguyên nhân Bia Hà Nội báo lỗ

Thua lỗ ngay quý đầu năm 2024, Bia Hà Nội sẽ khó để hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cả năm. Đây là lần đầu tiên Habeco báo lỗ theo quý tính từ quý 2/2020.

Nhựa Đông Á nói gì khi cổ phiếu trong "các diện đặc biệt"?

Nhựa Đông Á nói gì khi cổ phiếu trong "các diện đặc biệt"?

CTCP Tập đoàn Nhựa Đông Á (HoSE: DAG) đã có văn bản giải trình về việc cổ phiếu DAG bị đưa vào các diện đặc biệt và việc lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý I/2024 là số âm.

"Ông trùm" sản xuất đồ trang sức thế giới sắp xây nhà máy tại Bình Dương

"Ông trùm" sản xuất đồ trang sức thế giới sắp xây nhà máy tại Bình Dương

Tập đoàn Pandora của Đan Mạch, nhà sản xuất đồ trang sức lớn nhất thế giới, sẽ khởi công xây dựng nhà máy trị giá hơn 150 triệu USD tại Bình Dương vào ngày 16/5/2024, theo Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam.

Cựu CEO HSBC Việt Nam làm quyền Tổng Giám đốc OCB

Cựu CEO HSBC Việt Nam làm quyền Tổng Giám đốc OCB

Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc từ ngày 6/5/2024. Chức danh của ông là quyền Tổng Giám đốc.

Trời nắng nóng, dừa tươi không đủ để bán

Trời nắng nóng, dừa tươi không đủ để bán

Trời nắng nóng, sức mua các loại nước giải khát, nước ép giải nhiệt tăng mạnh. Dừa tươi đang tăng giá sốc, người bán cũng đau đầu vì không có hàng để bán, xuất khẩu.