Cùng với lời hứa này, Daihatsu thông báo sẽ đóng cửa đến hết tháng 1/2024 để tập trung khắc phục hậu quả của vụ bê bối bị giới chức Nhật Bản đem ra ánh sáng vào tuần trước.
Hai hãng xe lớn khác của Nhật Bản là Mazda và Subaru nằm trong danh sách các công ty được Daihatsu cung cấp linh kiện, phụ tùng. Tại Việt Nam, Subaru không có nhà máy sản xuất nhưng một số mẫu xe Mazda được làm tại nhà máy Thaco Mazda tại Khu công nghiệp Thaco Chu Lai tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Theo thông tin từ Daihatsu, hơn 4.000 doanh nghiệp trên khắp thế giới đang sử dụng linh kiện, phụ tùng và các dịch vụ gia công do hãng cung cấp. Quyết định đóng cửa đến hết tháng 1/2024 không những ảnh hưởng đến Toyota vì Daihatsu sản xuất một số mẫu mang thương hiệu Toyota mà còn đến các công ty sử dụng sản phẩm và dịch vụ của Daihatsu.
Ngày 25/12, người phát ngôn của Daihatsu cũng hứa rằng hãng sẽ làm việc với Chính phủ Nhật Bản để tìm cách hỗ trợ những doanh nghiệp chịu thiệt hại.
Ngày 20/12 tại Nhật Bản, Daihatsu thông báo dừng xuất xưởng tất cả mẫu xe của hãng trên toàn cầu vì đa số các sản phẩm của công ty bị ảnh hưởng bởi vụ bê bối gian lận thử nghiệm an toàn. Ngày hôm sau, Bộ Giao thông Nhật Bản tiến hành khám xét trụ sở của Daihatsu.
Tuy nhiên, Toyota (tập đoàn mẹ của Daihatsu) cho biết họ chưa ghi nhận bất kỳ tai nạn hoặc sự cố nào liên quan đến vấn đề này.
Tại Việt Nam, một số dòng xe do Daihatsu sản xuất được Toytota phân phối chính hãng bao gồm Wigo, Rush và Avanza... Các mẫu này xuất xứ từ Indonesia.
Trước bê bối nói trên, Toyota Việt Nam cũng đã thông báo ngừng bán mẫu MPV (xe đa dụng cho gia đình) Avanza phiên bản số sàn trong lúc chờ thông tin từ một cơ quan kiểm tra độc lập. Theo Toyota Việt Nam, đơn vị này không loại trừ việc sẽ bán lại Avanza số sàn khi có thể.
Tháng 4/2023, Daihatsu thừa nhận đã gian lận dữ liệu trong các thử nghiệm an toàn khi va chạm với bốn mẫu xe, liên quan tổng cộng 88.000 xe được sản xuất tại Thái Lan và Malaysia vào năm 2022 và 2023.
Tiếp đó, một ủy ban độc lập được thành lập để điều tra. Cuộc điều tra phát hiện những điểm bất thường mới ở 174 điểm trong 25 hạng mục thử nghiệm, ngoài các hành vi sai trái được tìm thấy trước đó có liên quan đến các bộ phận cửa và thử nghiệm va chạm bên hông.
Ủy ban này cho biết các hành vi sai trái của Daihatsu là do các nhà quản lý của hãng yếu kém chuyên môn và môi trường làm việc không minh bạch.
Tuy Daihatsu không nói về các mẫu sản xuất tại Indonesia nhưng thị trường ô tô vẫn nghi ngờ việc nhà máy của Daihatsu ở Indonesia vẫn có thể gian lận như ở Thái Lan và Malaysia.
Nhu cầu mua vé máy bay về quê đón Tết của người dân liên tục tăng khiến một số đường bay "vàng" từ TP.HCM đi các địa phương đang khan hiếm vé giá rẻ.
Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.
Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
Thời điểm này, dù còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday, nhưng theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, không khí giảm giá sớm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều người tranh thủ đi mua sắm sớm.