Chủ nhật, 08/12/2024

Dẫn giải cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đến tòa án

22/07/2024 9:52 AM (GMT+7)

Bị cáo Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, cùng các đồng phạm trong đại án xảy ra ở FLC được dẫn giải đến tòa sáng nay 22/7/2024.

Toà án nhân dân TP.Hà Nội sáng nay mở phiên toà sơ thẩm, xét xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cùng các bị cáo khác trong vụ án "Thao túng thị trường chứng khoán" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Tập đoàn FLC.

Ông Trịnh Văn Quyết bị truy tố về cả 2 tội danh nêu trên; cần chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hơn 30.000 bị hại hoặc hơn 63.000 người liên quan là những nhà đầu tư trái phiếu ROS (gồm cá nhân hoặc pháp nhân).

Dẫn giải cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đến tòa án      - Ảnh 1.

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết được dẫn giải đến toà vào lúc 7 giờ sáng 22/7. Ảnh: Nguyễn Chương

Ghi nhận của nhóm phóng viên, ngay từ sớm lực lượng chức năng đã thiết lập an ninh tại toà. Cửa từ, cũng như các barie được dựng lên để kiểm soát người ra vào phòng xét xử.

Khoảng 7 giờ sáng cùng ngày, bị cáo Quyết và các bị cáo khác được dẫn giải đến toà. Ông Quyết mặc áo sơ mi trắng, quần tối màu, tay đeo còng nhưng không che chắn như một số bị cáo khác.

Cựu Phó Chủ tịch FLC Hương Trần Kiều Dung cũng lần lượt được dẫn giải đến toà sau đó.

Dẫn giải cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đến tòa án      - Ảnh 2.

Dẫn giải bị cáo Hương Trần Kiều Dung - cựu Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn FLC. Ảnh: Bách Thuận


Dẫn giải cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đến tòa án      - Ảnh 3.

Phiên tòa được mở để xét xử 50 bị cáo trong vụ án "Thao túng thị trường chứng khoán" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Tập đoàn FLC. Ảnh: Nguyễn Chương

Dẫn giải cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đến tòa án      - Ảnh 4.

Dẫn giải bị cáo Trịnh Thị Minh Huế (em gái ruột ông Quyết) - cán bộ Ban Kế toán Tập đoàn FLC. Ảnh: Bách Thuận


Dẫn giải cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đến tòa án      - Ảnh 5.

Ngoài khu vực phòng xét xử, Tòa án nhân dân TP.Hà Nội còn dựng một rạp lớn để các bị hại được triệu tập đến theo dõi phiên xét xử. Tuy nhiên, ghi nhận của PV vào sáng 22/7, ngoài các bị hại ở phòng xét xử theo dõi trực tiếp, có rất ít bị hại xuất hiện ở khu vực rạp để theo dõi qua màn hình. Ảnh: Bách Thuận

Theo cáo trạng, từ 2017 - 2022, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế cùng nhiều thuộc cấp mượn danh nghĩa của nhân viên, người thân, họ hàng lập hồ sơ, thủ tục để thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng nhằm thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán với 5 mã cổ phiếu: AMD, HAI, GAB, FLC, ART.

Dẫn giải cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đến tòa án      - Ảnh 6.

Dẫn giải bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga - cựu Phó Tổng giám đốc Công ty BOS (áo đen). Bà Nga là em gái ruột ông Trịnh Văn Quyết. Ảnh: Bách Thuận

Em gái bị cáo Quyết đã sử dụng 190 tài khoản để thực hiện các hành vi thao túng thị trường chứng khoán bằng cách liên tục mua bán cùng loại chứng khoán; mua bán với khối lượng lớn chi phối thị trường vào thời điểm mở cửa và đóng cửa giao dịch; đặt lệnh mua, bán cổ phiếu sau đó hủy lệnh…

Các hành vi thao túng trên bị cáo buộc tạo ra cung cầu giả và thổi giá đối với 5 mã cổ phiếu thuộc nhóm FLC. Như với mã HAI, các bị can đẩy giá từ 3.700 đồng/cổ lên tới 22.500 đồng/cổ trước khi bán tháo, thu lợi bất chính 238 tỷ đồng, cáo trạng nêu.

Tổng cộng, Trịnh Văn Quyết và đồng phạm thu lời bất chính 723 tỷ đồng khi thổi giá 5 mã chứng khoán trên. Tuy nhiên, do hành vi thao túng cổ phiếu AMD, thu lợi bất chính 39 tỷ đồng xảy ra năm 2017, trước thời điểm Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực nên cơ quan tố tụng không xử lý. Vì vậy, ông Quyết và đồng phạm bị cáo buộc thu lời bất chính hơn 684 tỷ đồng khi thao túng các mã: HAI, GAB, FLC, ART.

Cáo buộc thứ 2 nhắm vào Trịnh Văn Quyết, Viện kiểm sát cho rằng vị này còn nâng khống vốn điều lệ của Công ty cổ phần xây dựng FCL Faros để niêm yết mã cổ phiếu ROS trên sàn giao dịch chứng khoán, thu tiền của các nhà đầu tư.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

200 doanh nghiệp hội tụ tại TP.HCM cùng 'tinh hoa làng nghề' và OCOP

200 doanh nghiệp hội tụ tại TP.HCM cùng 'tinh hoa làng nghề' và OCOP

Trong 4 ngày, chương trình “Tinh hoa làng nghề và đặc sản vùng miền năm 2024" sẽ diễn ra tại quận 1 với sản phẩm đặc sản của nhiều địa phương.

Du khách quốc tế hẹn nhau xuống phố Sài Gòn xem môn chơi lạ

Du khách quốc tế hẹn nhau xuống phố Sài Gòn xem môn chơi lạ

Du khách nước ngoài say mê reo hò cổ vũ theo từng pha bóng đẹp mắt trên mặt bàn cong. Môn chơi mới lạ này mang tên Teqball.

Trước lo ngại về đánh thuế bất động sản thứ hai, Bộ Tài chính nói gì?

Trước lo ngại về đánh thuế bất động sản thứ hai, Bộ Tài chính nói gì?

Bộ Tài chính đang tiến hành xây dựng một số chính sách, chế tài mới liên quan đến chính sách thuế bất động sản. Bộ cho biết đã nhận được dư luận rằng đánh thuế bất động sản thứ hai sẽ gây "sốc" thị trường.

Sân bay Long Thành: Lắp khung thép lên mái nhà ga hành khách

Sân bay Long Thành: Lắp khung thép lên mái nhà ga hành khách

Được xem là “trái tim” của dự án đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1 chính là nhà ga hành khách. Nhà ga hành khách đang được đẩy nhanh tiến độ, thi công kết cấu mái khung thép công trình nặng khoảng 32 nghìn tấn.

Kiếm tiền từ du lịch MICE

Kiếm tiền từ du lịch MICE

Du lịch MICE (hội nghị kết hợp du lịch) đang được nhiều doanh nghiệp Việt quan tâm. TP.HCM cũng đang có chính sách để khuyến khích các đoàn MICE quốc tế đến TP.HCM tổ chức hội nghị, khuyến thưởng và du lịch.

'Ông lớn' bán lẻ Nhật Bản chứng minh vai trò của thị trường Việt Nam bằng hành động

'Ông lớn' bán lẻ Nhật Bản chứng minh vai trò của thị trường Việt Nam bằng hành động

Aeon, tập đoàn bán lẻ lớn nhất Nhật Bản lại tiếp tục mở rộng đầu tư tại nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam – thị trường được Aeon xem là quan trọng bật nhất bên ngoài Nhật Bản.