Thông tin từ Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 9,87 triệu tỷ, tăng 7,42% so với cuối năm 2020.
Đáng chú ý, tín dụng đối với các ngành kinh tế đều có mức tăng trưởng cao hơn cùng kỳ 2020, tín dụng lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng khá, trong đó lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng trưởng cao hơn nhiều tăng trưởng tín dụng chung.
Như vậy, so với mức tăng trưởng chỉ vào khoảng 4,7% của cùng kỳ năm ngoái, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong 8 tháng đầu năm nay đã cao gấp 1,55 lần.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh – Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), dù tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 8 cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên nếu chỉ xét trong tháng 8, tăng trưởng tín dụng có chậm lại. Dự kiến, tháng 9 sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng do tác động của dịch bệnh và thực hiện hiện giãn cách xã hội.
Từ thực tế kể trên, trong nhận định mới đây các chuyên gia đến từ Công ty chứng khoán BIDV (BSC) đánh giá, dịch bệnh lần thứ tư với quy mô rộng có thể làm giảm nhu cầu tín dụng cho nửa cuối năm, đặc biệt trong quý III.
Vì vậy, BSC điều chỉnh dự báo tăng trưởng tín dụng toàn ngành xuống khoảng 13% trong năm 2021, giảm 1% so với báo cáo gần nhất.
Doanh nghiệp "nóng lòng" chờ mở cửa, tín dụng liệu có đột phá cuối năm?
Dù vậy, theo Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế - ông Nguyễn Tuấn Anh, trong thời gian từ nay đến cuối năm và sang đầu năm 2022, để vừa tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, vừa chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi kinh tế, NHNN tiếp tục triển khai một số giải pháp, điều hành tín dụng trọng tâm, trong đó tiếp tục tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ, lưu thông hàng hóa, đặc biệt là vấn đề sản xuất, lưu thông hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm nói riêng với thời hạn và lãi suất hợp lý.
Theo đó, NHNN dự kiến kịch bản tín dụng sẽ hồi phục mạnh từ tháng 10 và hai tháng cuối năm nay khi các hoạt động kinh doanh quay tái khởi động trở lại.
Thực tế, ghi nhận của Dân Việt cũng cho thấy, nhiều doanh nghiệp đang "nóng lòng" chờ mở cửa kinh tế, từ đó sẽ gia tăng hoạt động vay vốn, tái sản xuất - kinh doanh.
Bà Hoàng Thu Hằng, Giám đốc công ty TNHH XNK Hằng Farm cho biết, dịch bệnh đã khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp "đứt gãy" trong thời gian qua, đặc biệt là giai đoạn giãn cách doanh nghiệp gần như không có nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
"Hà Nội đã bắt đầu nới lỏng giãn cách và cho phép nhiều ngành nghề kinh doanh hoạt động trở lại, doanh nghiệp chúng tôi cũng nóng lòng chờ kinh tế mở cửa trở lại. Doanh nghiệp đã lên các phương án để phục hồi sản xuất kinh doanh sau dịch. Tuy nhiên, thời gian qua nguồn thu sụt giảm tới 70%, dòng vốn lưu động của doanh nghiệp cũng đã cạn, vì vậy chúng tôi hy vọng ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh", bà Hằng cho hay.
Hoạt động trong lĩnh vực du lịch, ông Nguyễn Tiến Đạt, Tổng giám đốc AZA Travel, cho hay, hiện nay các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch đều đang "khát vốn".
"Doanh nghiệp đã chuẩn bị các phương án kinh doanh cũng như các thủ tục cần thiết để ngay khi được mở cửa trở lại có thể vay vốn, bắt tay vào phục hồi hoạt động, đáp ứng nhu cầu du lịch có thể tăng cao sau dịch", ông Đạt chia sẻ.
Cùng quan điểm, bà Vũ Thị Vân Phượng, Giám đốc Công ty CP Đầu tư Thương mại VietRAP, cho hay cũng như các doanh nghiệp khác, VietRAP bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, mọi hoạt động hầu như đình trệ thậm chí gián đoạn trong thời kỳ giãn cách xã hội. Vì vậy doanh nghiệp có một kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ sau dịch.
"Nhưng để thích ứng và phát triển trong nền kinh tế mở cửa sau dịch thì doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ đặc biệt là tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp để doanh nghiệp", bà Phượng kiến nghị.
Nhằm tạo thêm dư địa cho ngân hàng cấp vốn cho doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn phục hồi sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế sau những tác động nặng nề từ dịch Covid-19, mới đây một số ngân hàng đã được cấp thêm room tín dụng. Trong đó, TCB và TPB là hai ngân hàng được cấp mức tăng trưởng tín dụng mới cao nhất, lần lượt là 17,1% và 17,4%.
Một số ngân hàng khác cũng được điều chỉnh room tín dụng như MSB (16%), MB (15%), VIB (14,1%). Các ngân hàng quốc doanh như Vietcombank và VietinBank cũng được nới room lên 12,5% và 9,5%.
Các phiên livestream của các nhà sáng tạo nội dung số này đã mang về hàng tỷ đồng doanh số. Những người bán hàng qua TikTok được đề cử "dữ dằn" nhất năm gồm Hằng Du Mục, Bác sĩ Cung, Phạm Thoại...
Số sách được Tiến sĩ Võ Tá Hân (người Việt Nam tại Mỹ) tặng các thư viện, trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam có tổng trị giá hơn 1,3 triệu USD.
TP.HCM đang là địa điểm cho nhiều chàng trai, cô gái miền núi các tỉnh hội về để giới thiệu các dự án khởi nghiệp được phát triển các sản phẩm từ tài nguyên bản địa của quê hương.
Giá vàng nhẫn lẫn vàng miếng SJC giảm sâu đến vài triệu trong tuần qua khiến nhiều lo lắng, tạo ra làn sóng đổ xô bán để cắt lỗ. Tại thị trường TP.HCM, ghi nhận cho thấy các tiệm vàng, trung vàng bạc đang tích cực mua vào, có bao nhiêu cũng gom hết.
Tại những nước thu nhập thấp, các công ty thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới đã bán sản phẩm không tốt cho sức khỏe như chính những sản phẩm mà các tập đoàn này bán ở những nước giàu.
Meta, tập đoàn mẹ của Facebook, đang phát triển công cụ tìm kiếm với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI) cho riêng Meta để cạnh tranh với 2 "cỗ máy tìm kiếm" hàng đầu Google và Microsoft Bing.