Xã Phước Khánh (huyện Nhơn Trạch) vốn có nhiều kênh, rạch và các ao đầm nên thích hợp với việc nuôi vịt đồng. Có thời điểm xã Phước Khánh có tổng đàn vịt đồng gần 70.000 con.
Do quá trình đô thị hóa, ruộng đồng bị thu hẹp, nguồn thức ăn tự nhiên cho vịt ngày khan hiếm. Trong khi đó giá cám tăng cao nên nghề nuôi vịt đồng không còn đem lại nhiều lợi nhuận.
Bà Trần Thị Lan có nhiều năm gắn bó với nghề về nuôi vịt đồng đẻ trứng ở xã Phước Khánh. Bà Lan thả nuôi vịt trong các ao nước dọc theo những khúc kênh, rạch quanh nhà.
"Vịt tìm ăn thức ăn tự nhiên, kết hợp với rau, củ và cám nên quả trứng vịt ở đây to, được đánh giá có chất lượng nhất vùng", bà Lan nói.
Trước đây, đàn vịt của bà Lan lên đến vài nghìn con, thuộc loại nhiều nhất vùng. Năm nay, vịt đẻ trứng không đều và không có lợi nhuận nên bà giảm đàn chỉ còn 500 con.
Mỗi ngày bà Lan thu khoảng 400 quả trứng. Bán xong, bà chỉ còn lời khoảng 200.000 đồng. Trong khi cùng lượng trứng đó, năm ngoái, bà có thể thu lời 600.000 đồng.
"Lợi nhuận từ trứng vịt đồng không còn nhiều như những năm trước nhưng tôi vẫn ráng giữ cái nghề đã gắn bó gần cả cuộc đời", bà Lan nói.
Ngày trước, ông Nguyễn Văn Đê ở cùng xã Phước Khánh cũng nuôi đàn vịt hơn 1.000 con. Từ đầu năm tới nay, đàn vịt của ông cứ giảm dần, hiện chỉ còn phân nửa.
Theo ông Đê, do giá cám tăng cao trong khi giá trứng chỉ dao động từ 2.500- 3.500 đồng/trứng. Lớn tuổi, lợi nhuận từ nghề nuôi vịt đồng thấp nên ông Đê giảm đàn để bớt vất vả.
Toàn xã Phước Khánh hiện chỉ còn 2 hộ dân là ông Đê và bà Lan giữ nghề nuôi vịt đồng đẻ trứng. Các xã khác trong huyện Nhơn Trạch cũng có người nuôi vịt đồng nhưng số lượng ít, chừng vài chục con.
Chị Trần Thuận Kim ở TP.HCM kể, quê chị ở Quảng Nam, cha mẹ chị vẫn còn nuôi vịt đồng.
Theo chị Kim, vịt nuôi nhốt trong chuồng đẻ trứng không nhiều và không đều bằng vịt thả nuôi ngoài đồng. Nhất là sau mỗi mùa gặt lúa, người dân thường thả vịt cho ăn từ cánh đồng này qua cánh đồng khác.
Lòng đỏ của trứng vịt đồng đậm màu. Trứng vịt đồng chế biến món ăn cũng béo và thơm hơn trứng vịt công nghiệp.
Tuy nhiên, không phải lúc nào chị cũng có trứng vịt đồng từ ngoài quê gửi vào. Chị Kim thường nhờ người quen mua giúp trứng vịt đồng ở Nhơn Trạch (Đồng Nai) về ăn.
"Do lượng trứng ở Nhơn Trạch ngày càng giảm, việc đặt mua hàng cũng hay bị đứt khúc, lúc có lúc không", chị Kim nói.
Ông Bùi Phước Đức - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nhơn Trạch cho biết, trứng vịt đồng Nhơn Trạch là đặc sản từ nhiều năm nay. Không chỉ dân địa phương mà người ngoài tỉnh cũng thường đặt mua ăn hoặc làm quà biếu.
Nhất là trước tết Nguyên đán, trứng vịt đồng rất hút hàng vì người dân mua về chế biến món thịt kho hột vịt, ăn trong ngày tết cổ truyền.
Ở Nhơn Trạch bây giờ không còn cảnh chăn thả vịt từ cánh đồng này sang cánh đồng khác do đô thị hóa nhanh, đồng ruộng ngày càng thu hẹp. Một phần do người dân hạn chế chăn thả trên địa bàn rộng để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh cúm gia cầm.
Hiện nay, một số hộ dân chủ yếu thả nuôi vịt trong các đầm nước gần nhà nhưng nguồn nước hay bị nhiễm phèn, mặn trong mùa khô. Lao động trẻ thì làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp nên chỉ còn lại những người lớn tuổi, ở nhà chăn nuôi kiếm thêm thu nhập.
"Vì thế đàn vịt đồng ở địa phương ngày càng giảm, lượng trứng vịt đồng cũng giảm theo", ông Đức giải thích.
Nhờ bí quyết ủ lên men kết hợp công nghệ hiện đại, phế phẩm trái điều được chế biến thành nước mắm chay phục vụ thị trường, vừa giúp nông dân nâng cao thu nhập.
Liên quan vụ việc cơ sở sản xuất giá ngâm hóa chất đưa hàng vào Bách Hóa Xanh, Bách Hóa Xanh nói nhà cung cấp này chỉ cung cấp cho khu vực Đắk Lắk với tỷ lệ 2% trên tổng sản lượng mặt hàng giá đỗ đang
Nhiều nhà vườn tại TP.HCM đã sẵn sàng đưa mai vàng, hoa kiểng ra phục vụ thị trường Tết Ất Tỵ 2025. Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là Tết Nguyên đán, đây là điểm các nhà vườn rộn ràng, nhộn nhịp chuẩn bị cho mùa Tết.
Cổ phiếu YEG của công ty Yeah1 hôm nay 26/12 bị giảm kịch sàn vì nhà đầu tư bán ra để chốt lời.
Với bảng giá đất mới áp dụng trong năm 2025 của tỉnh Bình Dương, nhiều tuyến đường tại khu vực TP.Thủ Dầu Một có mức giá cao nhất, hơn 52 triệu đồng/m2 .
Áp lực chi phí, thay đổi mô hình kinh doanh và sức ép cạnh tranh là những lý do chính khiến ngành cà phê phải "sang trang".