Italy là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở châu Âu. Một số địa phương thuộc nước này đã đưa ra quy tắc về trang phục khi du khách đến thăm các địa điểm tôn giáo. Mới đây, một số cộng đồng ở Italy còn quy định mức phạt đối với du khách có trang phục không phù hợp khi dạo ở phố biển.
Cụ thể, ông Massimo Coppola, Thị trưởng thị trấn ven biển Sorrento (tỉnh Napoli) đã cấm du khách đi dạo quanh khu vực trung tâm trong trang phục đồ bơi. Theo ông, hành vi này có thể gây khó chịu cho cả người dân Sorrento và khách du lịch.
“Bằng cách này, chúng tôi muốn bảo vệ và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trong thành phố. Ăn mặc chỉn chu thể hiện sự nghiêm túc bên trong khu vực trung tâm và đảm bảo không gian công cộng", vị này chia sẻ.
Du khách vi phạm có thể bị phạt tới 500 euro, khoảng hơn 12 triệu đồng.
Lipari, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Aeilian của Sicily, cũng có quy tắc tương tự. Kể từ năm 2013, việc du khách diện trang phục bơi lội hoặc mang dép xỏ ngón có thể đối mặt với mức phạt như ở Sorrento.
Còn ở Venice, khách tham quan trong trang phục đồ bơi hoặc để ngực trần cũng có thể bị phạt tới 500 euro.
Italy có nhiều địa điểm du lịch tín ngưỡng hút khách như nhà thờ, thánh đường hoặc khu phức hợp tôn giáo.
Chính phủ nước này cũng mạnh tay trong việc xử lý du khách vi phạm quy tắc về trang phục. Du khách lưu ý chuẩn bị quần áo phù hợp khi lui tới các địa điểm này.
Cụ thể, cả nam lẫn nữ đều bị cấm vào địa điểm tôn giáo nếu vai, bụng hoặc đầu gối không có vải che. Áo có dây đai spaghetti (áo hai dây có nhiều dây chéo sau lưng), áo sát nách, crop-top, quần đùi hoặc váy dài trên đầu gối đều bị xem là trang phục không phù hợp.
Một số điểm tham quan có cung cấp khăn choàng hoặc khăn trùm đầu nếu khách ăn mặc thiếu vải, nhưng có một số địa điểm khác gắt gao hơn sẽ cấm cửa du khách. Trong trường hợp không có nhân viên an ninh tại điểm du lịch, du khách cũng cần ăn diện phù hợp nhằm thể hiện sự tôn trọng.
Tại một số thành phố ở Italy, chẳng hạn Florence hay Rome, tắm trong đài phun nước là hành vi bất hợp pháp.
Còn ở Venice, du khách chỉ được phép ngắm hoặc đi thuyền gondola chứ không được ngâm mình/bơi tại các con kênh. Theo Chronicle Live, các con kênh ở Venice "cực kỳ" bẩn, có thể gây bệnh cho du khách.
Ngoài ra, các đồ dùng một lần bao gồm túi đựng, dao kéo, đĩa, cốc, bao bì thực phẩm, khay và ống hút cũng bị cấm ở nước này.
Ở một số nơi, hành vi tự ý lấy cát, vỏ sò hoặc đá cuội từ các khu vực ven biển đều bị cấm. Nếu bị phát hiện, du khách có thể bị phạt tiền và bị an ninh sân bay chặn lại. Ngoài ra, khách cũng nên tránh mua đồ của những người buôn bán ngoài lề đường để hạn chế gặp rắc rối.
Theo Forbes
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.