Thứ ba, 08/10/2024

Giá leo theo lương, người nghèo gặp khó

30/06/2024 7:58 AM (GMT+7)

Phải đến ngày 1/7/2024 mức lương cơ sở mới chính thức tăng lên, nhưng từ nhiều ngày nay giá cả các mặt hàng thiết yếu đã ngùn ngụt tăng khiến cho người dân chưa kịp vui đã vội cân đo.

Ghi nhận tại một số chợ dân sinh tại thành phố Hà Nội, giá các mặt hàng đều đã nâng lên đáng kể, trong đó đều là hàng thiết yếu như thực phẩm tươi sống, rau củ, dầu ăn, trứng,… Cụ thể giá thịt lợn đã tăng từ 120.000 đồng/kg lên 140.000 đồng/kg tùy loại. Giá trứng gà tăng 2.000 đồng đến 3.000 đồng/chục quả so với đầu tháng 6, hiện đã lên mức 30.000 – 33.000 đồng/chục. Giá rau xanh cùng đà tăng lên 2.000 – 3.000 đồng/mớ, giá một số loại củ quả khác như củ cải, khoai cũng tăng lên cùng mức đó. Mức tăng tưởng chừng nhỏ nhưng với những gia đình đông người cùng với rất nhiều khoản chi phí khác thì dồn vào cũng trở thành gánh nặng lớn.

Giá leo theo lương, người nghèo gặp khó- Ảnh 1.

Giá thực phẩm tăng khiến người tiêu dùng đắn đo hơn khi đi chợ

Cô Thủy, giáo viên cấp III tại một trường THPT công lập cho hay: “Năm nào cũng tăng lương nhưng lương chưa tăng thì giá cả rau thịt đã tăng, cầm tiền đi chợ phải nâng lên đặt xuống mãi mới dám mua. Chưa kể giá xăng, giá dịch vụ nhà, tiền cho con đi học thêm các môn cũng tăng theo. Cân đối các khoản chi tiêu thì tăng lương cũng không giúp cô để ra được đồng nào.”

Khoảng 1 tuần nay hàng thịt của bà Hà, một tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Quỳnh Mai, lượng khách vẫn thế nhưng số lượng mua đã giảm đi. Khách hàng của bà nhiều người hay có thói quen mua 100.000 đồng tiền thịt, nay giá cao hơn thì cân nặng sẽ giảm đi. Bà Hà cho biết: “Giá thịt lợn nhập vào tăng nên phải bán tăng lên thôi, giá cao hơn, người mua đắn đo hơn nhưng vẫn phải mua vì thịt lợn là hàng thiết yếu rồi, dễ ăn và giá vẫn rẻ hơn các loại thịt khác.”

Bà Hà cho biết thêm, tăng lương thì người được hưởng lương chính sách mới vui, còn với những người buôn bán nhỏ lẻ như bà cứ tăng lương là giá cả lại tăng, lại thêm mối lo vì thu nhập không tăng mà các khoản chi tiêu phải lo cứ thế đội giá lên.

Tại một số quán ăn đã có dấu hiệu sửa giá tăng lên từ 5.000 – 10.000 đồng/bát phở, bún,… Có quán không tăng giá nhưng lượng thức ăn đã giảm đi trông thấy. Bạn Minh Đức, sinh viên đại học Bách Khoa chia sẻ: “Do ở kí túc xá nên một ngày ba bữa bạn ăn ngoài, sáng thì một gói xôi 10.000 đồng, trưa và tối thì luân phiên hôm ăn bún hôm ăn cơm bụi trong khoảng 30.000 đồng. Dạo gần đây vẫn suất cơm, bát bún bằng đấy tiền nhưng cảm giác ăn không no như trước.” Bố mẹ của Đức đều làm công nhân ở quê thu nhập bấp bênh khi các công ty ngày càng ít việc, có khi ngày đi ngày nghỉ.  Trước thông báo tăng lương nhưng với bố mẹ Đức điều đó đồng nghĩa với việc phải cố gắng hơn nữa để gồng lên với mức chi tiêu ngày càng đắt đỏ. Bên dưới Đức còn có một cô em gái cũng sắp lên đại học.

Giá leo theo lương, người nghèo gặp khó- Ảnh 2.

Lương cơ sở tăng nhưng lương của những người lao động tự do không tăng

Trên thực tế tăng lương cơ sở là tăng với đối tượng trong chính sách, còn với người lao động tự do, mức lương được thỏa thuận với chủ doanh nghiệp không thuộc sự quản lý của nhà nước. Nên khi có quyết định tăng lương cũng không ảnh hưởng gì tới thu nhập của lao động tự do. Ngược lại, tăng lương kéo theo giá thực phẩm, phí sinh hoạt tăng theo càng đẩy người dân vào khó khăn chồng chất khó khăn.

Theo VOV

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tình hình xử lý hồ sơ thuế đất tại TP.HCM ra sao?

Tình hình xử lý hồ sơ thuế đất tại TP.HCM ra sao?

Lãnh đạo Cục thuế TP.HCM cho biết đơn vị đã hoàn thành việc giải quyết nghĩa vụ tài chính cho 15.800 hồ sơ thuế từ ngày 1/8.

Bầu Thụy với tham vọng Barca Việt Nam

Bầu Thụy với tham vọng Barca Việt Nam

Thông tin bầu Thụy lên kế hoạch xây dựng học viện bóng đá tiêu chuẩn cao nhất châu Á với diện tích 90 ha tại tỉnh Ninh Bình không có gì lạ. Đây là một bước tiến mang tính lô-gíc nếu xét theo các động thái đầy tham vọng của doanh nhân này.

Công nghệ cao, phát triển xanh được giới đầu tư quốc tế chú trọng tại Việt Nam

Công nghệ cao, phát triển xanh được giới đầu tư quốc tế chú trọng tại Việt Nam

Nhiều cơ hội hấp dẫn hơn đang vẫy gọi các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam trong năm 2025, nổi bật là chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và các lĩnh vực liên quan đến phát triển xanh, theo tập đoàn đầu tư VinaCapital.

Trong 1 tháng có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể

Trong 1 tháng có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, cả nước có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể. Trong đó, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 4.233 và chờ giải thể lên đến 7.410 doanh nghiệp.

Không hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam, UOB lại nâng lên rõ rệt

Không hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam, UOB lại nâng lên rõ rệt

Dù siêu bão Yagi (bão số 3) tàn phá nhiều vùng ở miền Bắc trong tháng 9 làm ảnh hưởng đến nhiều người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng UOB của Singapore đã nâng triển vọng tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam.

Bất động sản công nghiệp miền Nam sẽ tung 'nước rút' sau chạy đà?

Bất động sản công nghiệp miền Nam sẽ tung 'nước rút' sau chạy đà?

Thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp miền Nam được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2025 với tốc độ cao hơn năm 2024, là năm chứng kiến nhiều bất ổn kinh tế toàn cầu và thay đổi về chính sách ở nhiều quốc gia.