Sau một thời gian cân nhắc, đến thời điểm này, hầu hết các ứng dụng gọi xe công nghệ đều đã có quyết định tăng giá hay không tăng giá cước trước áp lực giá xăng tăng. Nguyên nhân là những ngày qua, giá xăng liên tục tăng cao, hiện đã gần chạm 30.000 đồng/lít khiến các tài xế gặp nhiều khó khăn.
Grab là ứng dụng đầu tiên tăng giá cước, bắt đầu từ ngày 10/3, ở tất cả dịch vụ gồm gọi xe máy, ô tô, giao thức ăn, giao hàng… tại TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh thành hãng đang cung cấp dịch vụ.
Với GrabBike, tại TP.HCM, giá cước mới là 12.500 đồng cho 2km đầu tiên, 4.300 đồng mỗi km tiếp theo và 350 đồng cho mỗi phút di chuyển sau 2km đầu tiên. Với dịch vụ GrabCar, Grab tăng giá 2km đầu tiên của dịch vụ GrabCar 4 chỗ tại TP.HCM lên 29.000 đồng, xe 7 chỗ lên 34.000 đồng. Mỗi km tiếp theo của GrabCar lên 10.000 đồng.
Giá cước dịch vụ giao nhận thức ăn GrabFood được điều chỉnh lên 16.000 đồng cho 2km đầu tiên và 5.000 đồng mỗi km tiếp theo. Dịch vụ đi chợ hộ GrabMart có giá cước 17.000 đồng cho 2km đầu tiên và 6.000 đồng mỗi km tiếp theo. Giá cước mới của dịch vụ giao hàng GrabExpress siêu tốc tại TP.HCM được điều chỉnh lên mức 16.000 đồng cho 2km đầu tiên và 5.500 đồng mỗi km tiếp theo.
Baemin - dịch vụ giao thức ăn được nhiều người sử dụng tại TP.HCM cũng tăng giá cước. Giá cước mới cho dịch vụ giao đồ ăn của Baemin là 16.000 đồng cho 3km đầu tiên và 5.000 đồng mỗi km tiếp theo. Dịch vụ đi chợ hộ của Baemin có giá cước mới là 21.000 đồng cho 3km đầu tiên và 5.000 đồng mỗi km tiếp theo.
Gojek Việt Nam thông báo điều chỉnh tăng giá cước dịch vụ GoRide (gọi xe 2 bánh), GoFood (giao thức ăn) từ ngày 14/3. Hai dịch vụ khác là GoCar và giao hàng GoSend vẫn giữ nguyên.
Cước phí tối thiểu cho 2km đầu tiên của dịch vụ xe ôm công nghệ GoRide tại TP.HCM điều chỉnh lên 11.000 - 13.000 đồng và tăng từ 500 - 900 đồng cho mỗi km tiếp theo. Giá tối thiểu của dịch vụ GoFood tăng thêm 1.000 đồng so với trước.
Bất ngờ nhất là Be, tối 15/3, ứng dụng này thông báo đã chốt quyết định không tăng giá tất cả dịch vụ, gồm gọi xe 2 bánh, gọi xe 4 bánh, giao hàng, đi chợ hộ, giao thức ăn để góp phần chung tay bình ổn giá, hỗ trợ khách hàng.
Quyết định tăng giá cước của các ứng dụng gọi xe công nghệ nhằm giúp tài xế giảm bớt phần nào chi phí do áp lực giá xăng tăng.
Anh Nguyễn Thanh Tùng - tài xế GrabBike cho biết anh ủng hộ việc tăng giá cước, bởi trước đây, mỗi lần đổ xăng "đầy bình" chỉ 50.000 đồng, nay phải đổ đến 80.000 đồng, tức tốn thêm 30.000 đồng. Đó là chưa kể các chi phí phát sinh khác đều đang tăng giá, bao gồm tiền cơm, tiền thực phẩm.
"Chúng tôi chỉ sợ nhất là giá xăng tăng, bởi ngày nào cũng chạy xe trên đường. Có chạy xe mới có tiền, mà xăng như vậy, trong khi số tiền thu được từ mỗi chuyến xe lại không đổi thì rõ ràng mình lỗ nặng", anh Tùng cho biết.
Dù vậy, dưới góc độ người tiêu dùng, nhiều khách hàng lại "méo mặt" vì giá cước mỗi chuyến xe hoặc mỗi lần đặt thức ăn đều phải trả nhiều hơn trước đây.
Để hài hòa, ứng dụng Be ngoài việc không tăng giá cước hỗ trợ khách hàng, hãng đã quyết định giảm chiết khấu lên đến 10% cho các tài xế beCar thân thiết tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai kể từ ngày 17/3 để chia sẻ với tài xế trong bối cảnh chi phí, giá xăng tăng vọt thời gian qua. Song song đó, hãng này cũng bổ sung nâng mức các chương trình hỗ trợ thu nhập lên đến 2 triệu đồng/tuần cho các tài xế của Be.
"Chúng tôi thường xuyên theo dõi và lắng nghe các góp ý, phản hồi của thị trường, đối tác kinh doanh cũng như góp ý từ các Bộ, ban ngành để điều chỉnh chính sách vận hành kinh doanh phù hợp, bền vững", bà Vũ Hoàng Yến - Tổng Giám đốc Be Group nói.
Grab sau khi tăng giá cước cũng đã tung một số chương trình khuyến mãi để hỗ trợ khách hàng. Từ nay đến hết ngày 31/3, người dùng GrabBike tại TP.HCM và Hà Nội có thể nhập mã giảm giá để được ưu đãi 15.000 đồng cho các chuyến xe có cước phí dưới 30.000 đồng. Với GrabCar, khi thanh toán không tiền mặt, khách có thể nhập mã giảm 20% (tối đa 50.000 đồng) cho 10 chuyến xe GrabCar có cước phí tối thiểu 60.000 đồng.
Các ứng dụng khác như Baemin, Gojek cũng tăng cường các chương trình khuyến mãi dành cho khách sử dụng dịch vụ gọi xe, giao thức ăn để bước đầu chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi các diễn biến của thị trường và có các phương án cân chỉnh để đưa ra giá cước hợp lý và mang tính cạnh tranh", đại diện Gojek thông tin.
Thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM đang thu hút sự chú ý của giới siêu giàu và nhà đầu tư, nhờ sức tăng GDP mạnh, nên phân khúc bất động sản hạng sang của TP.HCM thành thị trường trọng điểm trong khu vực.
Tại báo cáo mới nhất về dự báo kinh tế Việt Nam quý IV, các chuyên gia của Ngân hàng UOB cho biết, quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đi đúng hướng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu vùng Đông Nam Bộ phải tiếp tục làm mới lại 3 động lực tăng trưởng. Trong đó tập trung vào đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, động lực thứ 2 là xuất khẩu, động lực thứ 3 là tiêu dùng.
Phân bón công nghệ Eco-Nanomix giúp cây lúa sinh trưởng khỏe, rễ nhiều, dài và ăn sâu nên tăng khả năng hút nước, dinh dưỡng; tăng khả năng chống chịu trong điều kiện thời bất lợi.
Chợ hoa xuân Bến Bình Đông Tết Ất Tỵ 2025 sẽ rực rỡ hơn bao giờ hết nhờ những tiểu cảnh được thiết kế độc đáo, mang đậm sắc xuân và nét đẹp văn hóa.
Chợ ế ẩm, siêu thị đìu hiu, trong khi chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Các nhà sản xuất lẫn hệ thống phân phối, bán lẻ đều lo lắng cho mùa Tết năm nay.