Thứ hai, 07/10/2024

Hô biến lê Trung Quốc thành lê Hàn Quốc bán giá cắt cổ

30/09/2023 12:00 PM (GMT+7)

Khi bị lực lượng quản lý thị trường kiểm tra, đại diện cửa hàng thanh minh rằng do nhầm mã nên lê Trung Quốc mới hóa thành lê Hàn Quốc.

Thời gian qua, các loại lê nhập khẩu từ Hàn Quốc được thị trường rất ưa chuộng dù giá cả khá cao. Trên hệ thống Klever Fruit, lê Hàn Quốc được niêm yết thấp 120 nghìn đồng/quả, cao nhất là hơn 1 triệu đồng cho 8 quả trong khay gỗ. Một số kênh bán lẻ khác, giá mỗi quả lê còn lên đến hơn 200 nghìn đồng. Chính vì đang được ưa chuộng, lại có lợi ích kinh tế cao nên gần đây trên thị trường xảy ra hiện tượng nhà phân phối cố tình làm giả xuất xứ nhằm móc túi người tiêu dùng.

Theo đại diện Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc, hành vi giả mạo xuất xứ lê Hàn vẫn tái diễn. Các đối tượng thiết kế tem mác ngày càng tinh vi hơn, giống với nhãn mác lê Hàn để khiến người tiêu dùng bị nhầm lẫn. Không chỉ bày bán tại cửa hàng, lê Hàn Quốc bị giả mạo xuất xứ còn đang được rao bán trên mạng Facebook hay các sàn thương mại điện tử.

Hô biến lê Trung Quốc thành lê Hàn Quốc bán giá cắt cổ - Ảnh 1.

Lê giả xuất xứ Hàn Quốc bày bán trên kệ hàng. Ảnh: Quyên Lưu

Đây thực sự là một thách thức trong công tác kiểm soát của cơ quan quản lý thị trường, vì việc giao dịch mua bán đều diễn ra qua mạng. Dù vậy, hành vi gian dối về nguồn gốc xuất xứ lê Hàn Quốc của các cửa hàng bán trái cây nhập khẩu liên tục bị lực lượng quản lý thị trường thành phố Hà Nội làm rõ khi tiến hành kiểm tra.

Cụ thể, kiểm tra tại địa điểm kinh doanh 97 Trần Duy Hưng thuộc Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu KENLYVER, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, rất nhiều các loại Lê được trưng bày để bán trong các tủ bảo quản hàng hóa.

Công ty TNHH Thương mại và xuất nhập khẩu KENLYVER có trụ sở chính tại Bà Triệu, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Doanh nghiệp thành lập năm 2021, có 2 cổ đông chính là ông Nguyễn Văn Đại và bà Nguyễn Thùy Dung.

Ngoài công ty vừa bị phát hiện vi phạm, bà Nguyễn Thùy Dung còn đại diện cho một số doanh nghiệp như Công ty TNHH Thương mại và xuất nhập khẩu Toàn Quân; Công ty TNHH Thương mại và xuất nhập khẩu Thanh Dung Fruits; Công ty TNHH Đầu tư và xuất khẩu Khánh Ngọc.

Thông tin từ Đội Quản lý thị trường số 13, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội cho biết, cửa hàng nêu trên bày bán 2 loại chính là "Lê sữa" và "Lê nâu" đều có xuất xứ chính hãng từ Hàn Quốc. Tùy từng sản phẩm, mỗi loại có mức giá khác nhau, trung bình từ 169.000 đồng/ kg – 250.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, khi Đội Quản lý thị trường số 13 kiểm tra, đại diện cơ sở kinh doanh từ chối trả lời các câu hỏi của lực lượng chức năng, bởi lý do "chỉ trông hộ cửa hàng".

Khi các chứng cứ được lực lượng Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đưa ra khá thuyết phục bởi vỏ ngoài hộp của những quả lê được giới thiệu là "xuất xứ Hàn Quốc" kia lại mang dòng chữ "made in China", nhân viên ở đây mới thừa nhận là "lê tầu" và thành mình rằng các sản phẩm bị vào nhầm mã chứ không phải là Lê Hàn Quốc như trong các bill đã xuất.

Hô biến lê Trung Quốc thành lê Hàn Quốc bán giá cắt cổ - Ảnh 3.

Ngay trong chiều ngày 27/9, Đội Quản lý thị trường số 13 đã kiểm đếm và thu giữ số lê sữa Trung Quốc và lê nâu Trung Quốc tại cơ sở kinh doanh hoa quả số 97 Trần Duy Hưng.

Tất cả sản phẩm này đều không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, là hàng hóa nhập lậu. Đội đã thiết lập hồ sơ, dự kiến mức xử phạt đối với hành vi bán hàng giả xuất xứ.

Đây không phải là cửa hàng đầu tiên Đội QLTT số 13 kiểm tra, xử lý đối với mặt hàng Lê. Trong những tháng đầu năm 2023, Đội đã tiếp hành kiểm tra, xử lý 3 vụ vi phạm nguồn gốc xuất xứ, tịch thu tiêu hủy trên 60kg Lê các loại.

Theo ông Hong Kiok, tham tán nông nghiệp Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, đối với các sản phẩm lê có xuất xứ từ Hàn Quốc, ngoài nhận diện bằng sticker có dán trên sản phẩm, người tiêu dùng có thể sử dụng điện thoại thông minh để quét QR code. Sản phẩm chính hãng sẽ dẫn đến đường link giới thiệu về sản phẩm đó, còn các sản phẩm giả mạo xuất xứ người tiêu dùng sẽ không truy cập được vào link đến trang web có logo Kpear.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

“Hà Nội – Chạm miền ký ức”

“Hà Nội – Chạm miền ký ức”

Người dân Thủ đô và du khách sẽ có trọn vẹn tháng 10 để khám phá và hồi tưởng lại một phần ký ức thời bao cấp với hình ảnh tàu điện leng keng, xe đạp cũ kỹ, quạt tai voi, tivi cổ… Những hoạt động ý nghĩa trên nằm trong chuỗi sự kiện Hà Nội – Chạm miền ký ức tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Gần 83.000 cơ sở đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Gần 83.000 cơ sở đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Đến hết tháng 9, số cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đạt tỷ lệ 85,9% kế hoạch năm 2024.

Cá chạch lấu bán 500.000 đồng/kg

Cá chạch lấu bán 500.000 đồng/kg

Hiện tại, tiểu thương chợ Mỹ Bình, chợ Long Xuyên (tỉnh An Giang) bán lẻ cá chạch lấu sông loại 1 (nặng ba lạng rưỡi trở lên) từ 450.000-500.000 đồng/kg. Đây là loại cá sông, cá đặc sản vùng đầu nguồn sông Hậu ở An Giang.

Khu liên hợp thể thao lớn nhất TP.HCM thành ao nuôi cá

Khu liên hợp thể thao lớn nhất TP.HCM thành ao nuôi cá

Được kỳ vọng trở thành khu thể dục thể thao hiện đại bậc nhất TP.HCM, nhưng Khu Liên hợp Thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc sau 30 năm quy hoạch vẫn còn dở dang, được người dân tận dụng làm ao nuôi cá.

Giúp GenZ vượt qua rào cản giá nhà

Giúp GenZ vượt qua rào cản giá nhà

Dù có mức thu nhập ổn định từ 30 - 50 triệu đồng/tháng, nhiều GenZ vẫn chần chừ, không dám đưa ra quyết định mua nhà trong bối cảnh giá bất động sản đang biến động mạnh.

Vé tàu Tết Nguyên đán 2025 biến động ra sao?

Vé tàu Tết Nguyên đán 2025 biến động ra sao?

Ngành đường sắt đã chính thức mở bán vé tàu Tết 2025. Theo đó, giá vé năm nay tăng bình quân từ 4% đến 5% so với cùng kỳ Tết 2024 (tùy vào từng cung chặng, thời điểm và mác tàu khác nhau).