Nhiều năm gần đây, tình trạng ùn tắc trong nhà ga và hệ thống đường giao thông kết nối sân bay Tân Sơn Nhất thường xuyên xảy ra, gây bức xúc cho hành khách và người dân, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội, du lịch của TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Theo đó, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đang khai thác với một nhà ga hành khách quốc tế và một nhà ga hành khách quốc nội. Trong đó, nhà ga hành khách quốc nội sau nhiều lần cải tạo, mở rộng có công suất thiết kế là 15 triệu hành khách/năm.
Tuy nhiên, sản lượng hành khách quốc nội hiện nay đang khai thác là hơn 26 triệu hành khách/năm, quá tải hơn 1,7 lần so với công suất thiết kế; với đường giao thông kết nối gánh chịu lượng phương tiện rất lớn vào ra cảng (chiếm 17%) và phương tiện đi qua, không vào cảng (chiếm 83%).
Vì vậy, tình trạng ùn tắc trong nhà ga và hệ thống đường giao thông kết nối thường xuyên xảy ra, gây bức xúc cho hành khách và người dân, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội, du lịch của TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Do đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành hàng không, TP.HCM và các tỉnh phía Nam trong những năm tới, chủ trương đầu tư xây dựng một nhà ga hành khách quốc nội mới tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất là hết sức cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, dự án nhiều lần phải dời thời gian khởi công vì vướng mắc trong quá trình bàn giao mặt bằng.
Đặc biệt, trong bối cảnh sản lượng hành khách liên tục tăng trong các năm gần đây, khiến nơi đây thường xuyên quá tải. Cao điểm Tết Nguyên đán 2023 sắp tới, tổng lượng khách qua Tân Sơn Nhất ước tính đạt số lượng kỉ lục hơn 34 triệu người, vượt 22% công suất thiết kế.
Ông Lại Xuân Thanh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV, đơn vị chủ đầu tư) cho biết, sân bay Tân Sơn Nhất hiện có hai nhà ga, phục vụ khách quốc tế và nội địa. Với tốc độ phát triển bình quân 14,5% mỗi năm, đến 2024 nhà ga dự kiến sẽ quá tải gấp hơn hai lần công suất thiết kế", ông Thanh nói và cho biết ga T3 khi xây dựng hoàn thành, ngoài nâng công suất khai thác của sân bay sẽ góp phần giảm ùn tắc cho khu vực.
Ngoài ra, để kết nối đồng bộ với ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hoà, dài 4 km, cũng được TP.HCM triển khai với kinh phí hơn 4.800 tỷ đồng. Ngày 24/12 vừa qua, thành phố khởi công trước gói thầu xây lắp số 9 (hầm chui nút giao Trần Quốc Hoàn - Phan Thúc Duyện), sang năm sẽ thực hiện đồng loạt các hạng mục khác khi mặt bằng được bàn giao.
Dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa được TP.HCM quyết định chủ trương đầu tư từ năm 2016, quy mô 4 làn xe, tổng mức đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng nhưng chưa triển khai. Sau khi ga T3 được đưa vào quy hoạch, TP.HCM điều chỉnh quy mô dự án đường nối lớn hơn, để đồng bộ về hạ tầng. Hiện, tuyến đường nối được thành phố đặt mục tiêu hoàn thành tháng 8/2024, ngoài giúp kết nối đồng bộ với nhà ga T3 còn góp phần giảm ùn tắc cho cửa ngõ Tân Sơn Nhất, hoàn thiện hệ thống tại quận Tân Bình.
Dự kiến hoàn thành cuối năm 2024, các công trình này hứa hẹn sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành hàng không, của TP.HCM và các tỉnh phía Nam...
Tại lễ khởi công nhà ga T3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu quá trình triển khai dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất phải đảm bảo chất lượng, phấn đấu vượt tiến độ, dứt khoát không để đội vốn.
Để hoàn tất thủ tục khởi công dự án, Thủ tướng ghi nhận nỗ lực của Bộ Giao thông Vận tải, Quốc phòng cùng UBND TP.HCM và các bên liên quan phối hợp tháo gỡ vướng mắc. Tuy nhiên đây mới là bước đầu, quá trình thực hiện có thể khó khăn, thách thức, nên bộ ngành và địa phương phải cập nhật giải quyết, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. "Nếu vướng mắc lớn, Chính phủ sẽ đồng hành tháo gỡ, nhất là vấn đề giải phóng mặt bằng", Thủ tướng nói và yêu cầu quá trình triển khai tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực.
Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND TPHCM, các bộ, ngành liên quan, chỉ đạo chủ đầu tư tổ chức triển khai thực hiện dự án đảm bảo chất lượng, an toàn, phấn đấu vượt tiến độ, sớm hoàn thành dự án đưa vào khai thác sử dụng."Dứt khoát không để dự án đội vốn bất hợp lý, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lãng phí" – Thủ tướng nhấn mạnh.Thủ tướng cũng giao Bộ Quốc phòng, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, UBND TPHCM tích cực triển khai công tác giải phóng mặt bằng đợt 2 theo tinh thần Nghị quyết 93/NQ-CP ngày 28/7/2022 của Chính phủ.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam chủ động phối hợp với UBND TP.HCM, các bộ, ngành, các cơ quan liên quan để kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện; tích cực kiểm tra, giám sát quá trình thi công bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm chất lượng, tuyệt đối an toàn, không để xảy ra tiêu cực, lãng phí.
Thủ tướng cũng giao UBND TP.HCM chủ động đẩy nhanh các dự án giao thông kết nối với Nhà ga hành khách T3 để đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả khi dự án khai thác. Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý, trong quá trình triển khai dự án, UBND TP.HCM và các bộ, ngành ngoài quan tâm việc giải phóng mặt bằng đúng tiến độ, cần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân. "Cố gắng đảm bảo nơi ở mới cho người dân tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ" – Thủ tướng lưu ý.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
Khu vực đỉnh Fansipan ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nhiệt độ xuống rất thấp vào sáng sớm nay 23/11 nên đã xuất hiện lớp băng mỏng khiến du khách thích thú. Đây là các du khách thích săn mây và trải nghiệm cảm giác lạnh.
Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.
Công ty chứng khoán SSI đã nộp bổ sung vào ngân sách Nhà nước hơn 7,33 tỷ đồng. Đây là tổng số thuế bị truy thu, tiền xử phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp thuế cho năm 2022 và 2023.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".