Thứ bảy, 27/07/2024

Lo ngại gia cầm nhập lậu “gắn mác” Đồng Nai đưa đi tiêu thụ các nơi

28/03/2024 6:30 AM (GMT+7)

Không phải là tỉnh biên giới nhưng lượng gia cầm nhập lậu về Đồng Nai không hề nhỏ, đe dọa an toàn dịch của vùng chăn nuôi lớn nhất nước. Bộ NNPTNT mới đây phải gởi công điện khẩn, yêu cầu địa phương này tăng cường hành động, ngăn chặn tình trạng này.

Lo ngại gia cầm nhập lậu "gắn mác" gà Đồng Nai

Ông Hà Văn Thành, một nông dân chăn nuôi gà ở Đồng Nai chia sẻ rằng, ông thắc mắc tại sao lại là công điện khẩn cho riêng tỉnh Đồng Nai.

Theo ông Thành, công điện rõ ràng thừa nhận việc có tình trạng nhập lậu gia cầm vào trong nước, và nhập lậu rất nhiều. Đây cũng là nguyên nhân khiến người chăn nuôi trong nước gặp nhiều khó khăn vì sản phẩm khó cạnh tranh.

Song nếu ngăn chặn nhập lậu thì trước hết phải là trách nhiệm từ các tỉnh biên giới, các tỉnh có nhiều cửa khẩu. "Đồng Nai dù là có nhiều trang trại, nhưng nếu quản lý cửa khẩu tốt thì sao gà vận chuyển đến Đồng Nai được", ông Thành nói.

Tính đến tháng 2/2024, tổng đàn gia cầm Đồng Nai ước tính hơn 25,9 triệu con. Trong đó, đàn gà hơn 23 triệu con. Đồng Nai được xem là thủ phủ chăn nuôi gia cầm của cả nước. Ảnh: Trần Khánh

Tính đến tháng 2/2024, tổng đàn gia cầm Đồng Nai ước tính hơn 25,9 triệu con. Trong đó, đàn gà hơn 23 triệu con. Đồng Nai được xem là thủ phủ chăn nuôi gia cầm của cả nước. Ảnh: Trần Khánh

Ông Lê Văn Quyết - Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ cho biết, không phải là tỉnh biên giới song nhiều năm nay, Đồng Nai phải vất vả đối phó với tình trạng nhập lậu gia cầm.

Theo ông Quyết, không loại trừ khả năng nhiều người đưa gia cầm nhập lậu vào Đồng Nai, rồi gắn mác là sản phẩm của địa phương, sau đó đưa đi các nơi để tiêu thụ.

"Việc này vừa đe dọa an toàn thực phẩm của người tiêu dùng, vừa gây mất an toàn vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi. Dịch bệnh một khi lây lan sẽ tàn phá ngành chăn nuôi trong tỉnh", ông Quyết nói.

Gia cầm nhập lậu vào Đồng Nai không chỉ đe dọa thị trường tiêu thụ trong nước mà còn ảnh hưởng tới xuất khẩu.

Đồng Nai hiện có doanh nghiệp chăn nuôi gia và sản phẩm gia cầm xuất khẩu sang nhiều nước. Nếu dịch bệnh lây lan, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu này, ông Quyết thông tin thêm.

Theo thống kê của thanh tra ngành nông nghiệp, năm 2023, lực lượng chức năng đã bắt 131 vụ, thu giữ khoảng 160.000 con gia súc, gia cầm nhập lậu.

Tuy nhiên, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NNPTNT cho rằng, số lượng nhập lậu trong thực tế có thể lên tới hàng triệu con gia cầm. Đây là mối nguy lớn cho ngành chăn nuôi Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung.

Ông Lê Văn Quyết - Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ cho biết, việc kiểm soát chặt gia cầm nhập lậu là cần thiết. Ảnh: T.L

Ông Lê Văn Quyết - Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ cho biết, việc kiểm soát chặt gia cầm nhập lậu là cần thiết. Ảnh: T.L

Ngày 22/3 vừa qua, Bộ NNPTNT đã có công điện khẩn số 2099/CĐ-BNN-TY gửi UBND tỉnh Đồng Nai về việc ngăn chặn gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam.

Bộ NNPTNT nhận định, nhập lậu gia cầm là nguyên nhân dẫn đến các chủng virus cúm gia cầm và các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác xâm nhiễm từ nước ngoài vào Việt Nam.

Việc nhập lậu sẽ gây ra dịch bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi gia cầm, sức khỏe người dân và tác động xấu đến môi trường đầu tư phát triển chăn nuôi trong nước.

Không để lây lan dịch bệnh từ gia cầm nhập lậu

Ngày 27/3 tại Hà Nội, Bộ NNPTNT phối hợp Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024.

Ông Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Việt Nam là một trong những điểm nóng về dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó có dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người như cúm A/H5N1.

Ngành Y tế nhận định, Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ gia tăng và quay trở lại của bệnh cúm gia cầm trên người. Ảnh: Trần Khánh

Ngành Y tế nhận định, Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ gia tăng và quay trở lại của bệnh cúm gia cầm trên người. Ảnh: Trần Khánh

Dịch cúm A/H5N1 được ghi nhận lần đầu vào năm 2003. Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới.

Sau 8 năm không có ca bệnh, đến tháng 10/2022, trong nước đã ghi nhận trường hợp cúm A/H5N1 trên người. Đặc biệt, mới đây, vào tháng 3/2024, nước ta đã có ca tử vong do cúm A/H5N1 tại Khánh Hòa.

Ông Đức nhận định, Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ gia tăng và quay trở lại của bệnh cúm gia cầm trên người.

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, Việt Nam là quốc gia có tổng đàn vật nuôi lớn trên thế giới. Hiện cả nước có trên 550 triệu con gia cầm.

Việt Nam lại có đường biên giới dài. Tình trạng nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm còn xảy ra tại các tỉnh biên giới. "Cộng với thời tiết diễn biến thất thường, đây là những yếu tố khiến nguy cơ dịch bệnh bùng phát", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai, toàn tỉnh có 7/14 huyện, thành phố có nguy cơ thấp, và 4 huyện nguy cơ cao đối với dịch bệnh cúm gia cầm. Tuy nhiên, tình hình dịch cúm gia cầm tại các địa phương có nguy cơ cao đang được kiểm soát tốt.

Ngành chăn nuôi Đồng Nai đang nỗ lực kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia cầm của tỉnh. Ảnh: Trần Khánh

Ngành chăn nuôi Đồng Nai đang nỗ lực kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia cầm của tỉnh. Ảnh: Trần Khánh

Cuối tháng 2 vừa qua, UBND tỉnh Đồng Nai tiếp tục ban hành kế hoạch nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Ông Trần Lâm Sinh – Phó giám đốc Sở NNPTNT Đồng Nai cho biết, công điện mới đây của Bộ NNPTNN có tính lưu ý cao. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm đang diễn biến phức tạp. Việc lưu ý, đề nghị như thế là cần thiết, vừa bảo vệ người tiêu dùng, vừa bảo vệ ngành chăn nuôi của tỉnh.

Hiện tại, Đồng Nai đang nỗ lực triển khai theo các chỉ đạo của Bộ NNPTNT. Đồng Nai đã lập đội quản lý, gồm lực lượng 389, Quản lý thị trường, Công an cùng các ban ngành chức năng của Sở NNPTNT.

"Đồng Nai tăng cường triển khai tại các đầu mối giao thông, các chốt chặn để kiểm tra, giám sát. Nếu phát hiện gia cầm nhiễm dịch sẽ tiêu hủy", ông Sinh chia sẻ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Con đường để Fed giảm lãi suất rộng hơn, thoáng hơn

Con đường để Fed giảm lãi suất rộng hơn, thoáng hơn

Lạm phát trong nền kinh tế Mỹ, yếu tố được Cục dự trữ liên bang (Fed) ưu tiên theo dõi để ra quyết định về lãi suất, đã tiếp tục giảm trong tháng 6/2024. .

Thủ tục lắp đặt điện mặt trời mái nhà sẽ dễ hơn

Thủ tục lắp đặt điện mặt trời mái nhà sẽ dễ hơn

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu phải có chính sách khuyến khích rõ ràng để tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, kèm theo thiết bị lưu trữ điện năng chuyển thành nguồn điện nền phát lên lưới vào giờ cao điểm.

TP.HCM sẽ có tiêu chuẩn mới để quản lý nhà trọ tư nhân

TP.HCM sẽ có tiêu chuẩn mới để quản lý nhà trọ tư nhân

Trước thực trạng hàng ngàn nhà trọ tư nhân đang có nhiều vi phạm, Sở Xây dựng TP.HCM đã đề xuất nhiều tiêu chuẩn mới về diện tích tối thiểu bình quân sàn/người, chiều rộng tối thiểu của hẻm xây dựng nhà trọ. Mục đích là tăng cường quản lý trong lĩnh vực này.

Chưa có thống kê thiệt hại trong vụ phá hoại đường sắt Pháp ngay trước khai mạc Olympics

Chưa có thống kê thiệt hại trong vụ phá hoại đường sắt Pháp ngay trước khai mạc Olympics

Vụ tấn công mạng lưới tàu cao tốc của Pháp chỉ vài giờ trước khi Olympics Paris 2024 khai mạc đã làm gián đoạn hệ thống đường sắt. Báo chí Pháp chưa thể có ngay ước tính bằng tiền về thiệt hại.

Toyota Việt Nam đóng góp hơn 117 triệu USD ngân sách nhà nước

Toyota Việt Nam đóng góp hơn 117 triệu USD ngân sách nhà nước

Toyota Việt Nam dẫn đầu thị trường xe du lịch trong 6 tháng đầu năm 2024, ghi nhận doanh số bán hàng tốt nhờ nỗ lực đẩy mạnh sản xuất và đóng góp cho cộng đồng trên nhiều lĩnh vực

Nhà băng của chủ tịch 'cô đơn trên sofa' tăng lợi nhuận, lỗ nặng về chứng khoán

Nhà băng của chủ tịch 'cô đơn trên sofa' tăng lợi nhuận, lỗ nặng về chứng khoán

Mảng kinh doanh chứng khoán của Ngân hàng TMCP Á Châu (mã ACB) bị lỗ hơn 41 tỷ đồng trong quý 2/2024, trái chiều với lợi nhuận của quý.