Chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, diễn ra hôm nay, 14/4, ông Trần Tấn Lộc, Tổng Giám đốc Eximbank, cho biết Ban điều hành Eximbank đã dự đoán tình hình kinh tế khó khăn, và có phương án thực hiện tối thiểu kế hoạch lợi nhuận trước thuế 5.000 tỷ đồng.
Ông cũng thông tin với cổ đông về kế quả kinh doanh khả quan trong quý 1, Eximbank đạt con số lãi trước thuế hơn 900 tỷ đồng. Ông Lộc khẳng định con số lãi trước thuế 5.000 tỷ được đưa ra đã tính toán kỹ, hoàn toàn khả thi.
Theo trình bày của Ban điều hành Eximbank trước cổ đông, nhà băng này đề ra mục tiêu đến cuối năm 2023 sẽ đạt tổng tài sản 210.000 tỷ đồng, tăng 13,5% so với đầu năm. Huy động vốn đạt 165.000 tỷ đồng, tăng 11%. Dư nợ tín dụng (cho vay khách hàng và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) đạt 146.600 tỷ đồng, tăng 12%. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 1,6%.
Đặc biệt, dù bối cảnh nền kinh tế dự báo có nhiều khó khăn, Eximbank vẫn đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế trong năm 2023 tăng đến 35% so với 2022, ở mức 5.000 tỷ đồng.
"Eximbank đã tái cấu trúc mạnh mẽ trong nhiệm kỳ VII. Năm 2023 sẽ đi sâu vào xử lý nhân sự, tái cơ cấu toàn bộ các mảng, nâng cao hình ảnh và vị thế của Eximbank,... Do đó, Eximbank tự tin hoàn thành kế hoạch đặt ra trong năm 2023", bà Lương Thị Cẩm Tú, Chủ tịch Eximbank, thông tin.
Về tiến độ xây dựng Trụ sở tại số 7 đường Lê Thị Hồng Gấm, quận 1 - TP.HCM, Chủ tịch HĐQT Lương Thị Cẩm Tú, cho biết tại kỳ đại hội bất thường trước đây đã thông qua kế hoạch xây trụ sở này. Tuy nhiên, hiện dự án này vẫn còn vướng giấy phép, phải xin quy hoạch của TP.HCM. Đồng thời, phải thiết kế lại mô hình cho phù hợp với công năng của tòa nhà.
Lý do là mô hình trước đây có cả văn phòng, khách sạn, căn hộ, còn hiện giờ chỉ xây dựng làm văn phòng, nên phải cập nhật lại cho đúng với công năng đã được sửa đổi.
Cũng theo chia sẻ của lãnh đạo Eximbank, lợi nhuận trước thuế hợp nhất Eximbank năm 2022 là 3.709 tỷ đồng, sau khi trích lập các quỹ, lợi nhuận còn lại của năm 2022 là 2.304 tỷ đồng.
Sau khi hoàn tất đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, thì vốn điều lệ của Eximbank là 14.814 tỷ đồng. Do vậy, Eximbank cần tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Nhà băng dự kiến phát hành gần 265,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tương ứng tỷ lệ 18%. Vốn điều lệ dự kiến sau khi phát hành sẽ tăng từ 14.814 tỷ đồng lên 17.470 tỷ đồng.
Lợi nhuận chưa phân phối còn lại sau khi chia cổ tức hơn 125 tỷ đồng, được giữ lại để củng cố và nâng cao năng lực tài chính ngân hàng. Thời gian thực hiện trong năm 2023, sau khi được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
Eximbank cũng cho biết sẽ bán toàn bộ 6,09 triệu cổ phiếu quỹ. Hiện số lượng cổ phiếu quỹ của Eximbank là 6,09 triệu cổ phiếu. Số cổ phiếu này đã được mua từ năm 2014 và được nắm giữ đến thời điểm hiện tại.
Đối với số cổ phiếu quỹ này, Eximbank được chọn một trong hai phương án xử lý, là bán cổ hoặc dùng cổ phiếu quỹ làm cổ phiếu thưởng.
Tuy nhiên, do Eximbank vừa mới phát hành xong cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Đồng thời, trong thời gian tới, Eximbank cũng đang có kế hoạch tăng vốn điều lệ, do đó việc chọn phương án xử lý bán cổ phiếu quỹ là phù hợp. Vì vậy, HĐQT trình ĐHĐCĐ thông qua phương án xử lý bán toàn bộ cổ phiếu quỹ mà Eximbank đang sở hữu. Đồng thời, giao và ủy quyền cho HĐQT thực hiện các thủ tục theo quy định Nhà nước.
Một tờ trình khác đáng chú ý, là sửa đổi Điều lệ Eximbank. Theo đó, nhà băng này đề xuất ĐHĐCĐ lần 1 có thể tiến hành khi số cổ đông tham dự đại diện trên 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, lần 2 có thể tiến hành với tỷ lệ 33% và lần 3 không cần phụ thuộc vào tỷ lệ cổ đông.
Đồng thời, tờ trình sửa đổi Điều lệ cũng đề xuất thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, để thông qua quyết định của ĐHĐCĐ sẽ được thông qua khi số phiếu thông qua đại diện trên 50% tổng số phiếu có quyền biểu quyết, thay vì là 65% như Điều lệ hiện hành.
Kết thúc đại hội, tất cả các tờ tình đều được cổ đông thông qua.
Cũng tại đại hội cổ đông kỳ này, HĐQT Eximbank đã trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm 2 thành viên HĐQT và bầu bổ 1 thành viên Ban kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ VI (2020-2025). Trên cơ sở đơn xin từ nhiệm thành viên HĐQT của ông Nguyễn Hiếu và ông Nguyễn Thanh Hùng vào ngày 5/4/2023, HĐQT trình ĐHĐCĐ miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT.
Đại hội lần này cũng bầu bổ sung 1 thành viên BKS nhiệm kỳ VII (2020-2025) theo danh sách ứng viên được NHNN chấp thuận. Bà Doãn Hồ Lan là ứng viên dự kiến được bầu bổ sung vào BKS với chức danh Thành viên BKS không chuyên trách.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.