Thứ sáu, 03/05/2024

Một năm lỗ nặng hàng nghìn tỷ đồng và "nội chiến", Chủ tịch xây dựng Hòa Bình gửi thư nhận lỗi với cổ đông

27/06/2023 7:36 AM (GMT+7)

Chủ tịch Lê Viết Hải nói mình chưa làm tròn nghĩa vụ đưa Hòa Bình phát triển như kỳ vọng, để xảy ra những sự việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Hoà Bình, nhưng quyết định của ông ở tình thế nào cũng đều bảo vệ cổ đông.

Trước thời điểm diễn ra Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 tổ chức hôm nay, 27/6, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình bất ngờ gửi "tâm thư" đến cổ đông. Ông nói mình là người đứng đầu, xin nhận trách nhiệm khi chưa làm tròn nghĩa vụ đưa Hòa Bình phát triển như kỳ vọng, theo đúng tầm nhìn đã xác định, chưa xứng đáng với niềm tin và lòng mong mỏi của cổ đông.

Một năm lỗ nặng và "nội chiến", Chủ tịch Tập đoàn xây dựng lớn thứ 2 Việt Nam gửi thư nhận lỗi với cổ đông - Ảnh 1.

Ông Lê Viết Hải quen thuộc với hình ảnh Chủ tịch xây dựng Hòa Bình hàng chục năm qua. Ảnh: HBC

"Là người chèo lái con thuyền Hòa Bình, tôi xin chân thành nhận trách nhiệm của người giữ vị trí cao nhất trong Tập đoàn, khi đã để xảy ra một số sự việc rất đáng tiếc ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Ban lãnh đạo và thương hiệu Hoà Bình, vốn lâu nay được xem là công ty điển hình về văn hóa doanh nghiệp giàu tính nhân văn, đặc trưng và đậm chất hòa bình. Tuy vậy, tôi không hỗ thẹn với chính mình hoặc bất cứ một ai, khi đã đem hết nỗ lực và làm tất cả những gì có thể làm được để giúp công ty vượt qua mọi khó khăn trong mấy năm qua. 

Những quyết định của tôi trong bất cứ tình thế nào đều được đưa ra trên nguyên tắc bảo vệ cho quyền lợi cao nhất của cổ đông, dù lắm khi phải hy sinh quyền lợi của riêng mình", ông Lê Viết Hải khẳng định.

Ông nói rất mong nhận được sự chia sẻ của cổ đông về những khó khăn, thách thức mà mình đã gặp phải, và cảm thông cho ông về kết quả kinh doanh này.

Trong thư, ông Hải cũng nhận định 2022 và 2023 là thời kỳ khó khăn nhất của Hòa Bình trong suốt hành trình qua hơn 35 năm xây dựng. Riêng 5 năm gần đây là thời gian mà gặp nhiều biến cố vô cùng bất lợi cho ngành xây dựng, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng nhà ở đô thị và du lịch, hai lĩnh vực xây dựng chủ yếu của Hòa Bình.

Một năm lỗ nặng và "nội chiến", Chủ tịch Tập đoàn xây dựng lớn thứ 2 Việt Nam gửi thư nhận lỗi với cổ đông - Ảnh 2.

Trước khi xảy ra lùm xùm nội chiến, ông Lê Viết Hiếu, là con trai ông Lê Viết Hải, dự kiến sẽ thông qua chức danh Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2023. Ảnh: HBC

Theo ông Chủ tịch Xây dựng Hòa Bình, từ năm 2017 đã có rất ít dự án nhà ở đô thị được cấp giấy phép, trong khi nguồn nhân lực trong ngành vẫn tăng liên tục nhưng nguồn việc sụt giảm rất mạnh. Từ thực trạng thiếu việc làm tạo nên mất cân đối cung cầu, đã gây bất lợi rất lớn cho các nhà thầu. Ông Hải nói thị trường xây dựng đang trở nên cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết.

Đặc biệt, 2 năm 2020 và 2021, đại dịch Covid-19 kéo dài đã giáng một đòn nặng nề lên toàn bộ nền kinh tế với nhiều hệ lụy cho ngành xây dựng. Hoà Bình đã giảm doanh thu lên đến 40%. 

Hệ quả của đại dịch Covid -19 còn gây ra sự biến động giá cả vật tư và nhân công, một lần nữa đã tạo thêm cơn sóng dữ cuốn đi phần lợi nhuận cực kỳ nhỏ nhoi còn lại của các nhà thầu. 

Đầu năm 2022, thêm cuộc chiến Nga - ukraina khiến những hy vọng khôi phục sau đại dịch vụt tắt. Chủ đầu tư các dự án bất động sản du lịch không thể bán hoặc đưa vào khai thác hiệu quả các công trình bởi không có nguồn khách quốc tế.

"Những biến động tiêu cực này khiến cho các doanh nghiệp xây dựng đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, đặc biệt đối với Hoà Bình", ông Lê Viết Hải cho biết. 

Khó khăn của Hòa Bình, đặc biệt là khó khăn tài chính được ông Lê Viết Hải tiết lộ là năm 2022, Hòa Bình chỉ có doanh thu 14.154 tỷ đồng, và lần đầu tiên có lợi nhuận âm, với mức lỗ lên đến 2.572 tỷ đồng. Riêng phần trích lập dự phòng cho các khoản nợ phải thu ngắn hạn khó đòi lên đến trên 2.059 tỷ đồng.

Ông Hải cũng nhận trách nhiệm về khoản lỗ 2.572 tỷ đồng của Hòa Bình trong năm qua và mong cổ đông chia sẻ.

Một năm lỗ nặng và "nội chiến", Chủ tịch Tập đoàn xây dựng lớn thứ 2 Việt Nam gửi thư nhận lỗi với cổ đông - Ảnh 4.

Là nhà thầu trong top các nhà thầu lớn nhất Việt Nam, Hòa Bình nổi tiếng với nhiều công trình biểu tượng nhưng đã có 1 năm 2022 lỗ nặng 2.572 tỷ đồng. Ảnh: Báo ĐT

Dù vậy, ông cũng cho biết đến ngày 23/6, đã có 89 nhà cung cấp và nhà thầu phụ đồng ý cấn trừ nợ bằng cổ phiếu, với giá trị 650 tỷ đồng.

HĐQT và Ban Điều hành nhận định khó khăn hiện tại chỉ là tạm thời, khi sóng gió qua đi Hòa Bình sẽ tiếp tục phát triển, và nhất định sẽ khôi phục lại vị thế vốn có của mình.

Chủ tịch Lê Viết Hải khẳng định trong giông bão, Hòa Bình lùi lại một bước để làm mới bản thân, bằng chiến lược tái cấu trúc toàn diện, để tiếp tục phát triển và khôi phục vị thế của mình. Kế hoạch tái cấu trúc toàn diện đã đượcHĐQT  và Ban điều hành triển khai rất quyết liệt, tập trung vào các nhóm giải pháp quan trọng do CEO Lê Văn Nam đề xuất. Đó là tái cấu trúc tài chính; nguồn nhân lực;  sản phẩm và thị trường; Tái cấu trúc hệ thống quản lý;  hệ thống các công ty thành viên và công ty liên kết.

Ông cũng chia sẻ do tình thế chẳng đặng đừng, thời gian qua Hoà Bình đã phải giải quyết vấn đề thu hồi nợ qua cơ quan chức năng, và có 10 vụ được xét xử, đều thành công cả 10 vụ. 

Năm 2023, Hòa Bình đặt mục tiêu doanh thu 2023 phải đạt 12.500 tỷ đồng và lợi nhuận 125 tỷ đồng. Chủ tịch Lê Viết Hải nói đây là một mục tiêu đầy thử thách nhưng không phải là bất khả thi.

Đầu năm 2023, ông Lê Viết Hải sau nhiều năm giữ chức Chủ tịch HĐQT Hòa Bình, muốn giữ chức danh Chủ tịch hội đồng sáng lập, để ông Nguyễn Công Phú làm Chủ tịch HĐQT Hòa Bình.

Việc này nhằm đảm bảo tính pháp lý trong việc đề cử ông Lê Viết Hiếu, là con trai ông Hải, đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc, dự kiến trình Đại hội đồng cổ đông 2023, nhưng đã không thành hiện thực và xảy ra lùm xùm nội chiến kéo dài đến hết quý 1 vừa qua.

Trước đại hội, Chủ tịch Lê Viết Hải cũng đề cử tân Tổng giám đốc Lê Văn Nam - và ông Mai Hữu Thung - Chủ tịch HĐQT CTCP Bất động sản Thành Ngân - vào vị trí Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2024.

Tuy nhiên, ông Mai Hữu Thung đã xin rút khỏi danh sách đề cử và ông Hải đã đề cử ứng viên thay thế là bà Nguyễn Thị Lượt. Bà Lượt sinh năm 1976, có trình độ cử nhân kinh tế. Hiện bà đang là Giám đốc Công ty TNHH Sài Gòn Queen Hotel.

Cũng trong ngày 26/6, ông Dương Văn Hùng, Thành viên HĐQT có đơn từ nhiệm vị trí này. Theo công bố, đơn từ nhiệm của ông Dương Văn Hùng sẽ được đại hội đồng cổ đông hôm nay xem xét.

Xây dựng Hòa Bình cũng tiếp nhận thêm ứng viên Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2024 do nhóm cổ đông nắm giữ 5,38% cổ phần tại doanh nghiệp đề cử là bà Vũ Thị Hòa (sinh năm 1960). Cá nhân này hiện làm việc tại Công ty Luật TNHH ALB & Partners.

Như vậy, danh sách ứng viên cho vị trí Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2024 mới của Hòa Bình hiện gồm có ông Lê Văn Nam, bà Nguyễn Thị Lượt và bà Vũ Thị Hòa.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bất động sản Phát Đạt bị thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Bất động sản Phát Đạt bị thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Ủy ban Nhân dân TP.HCM vừa quyết định thu hồi dự án nhà thi đấu thể thao Phan Đình Phùng từ Phát Đạt để chuyển sang hình thức đầu tư công do công ty này chưa thể triển khai thi công.

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Ngày 26/4, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Lý do xe điện Trung Quốc BYD khó thành công khi bán ở Việt Nam

Lý do xe điện Trung Quốc BYD khó thành công khi bán ở Việt Nam

Sắp tới, thị trường ô tô sẽ thêm sôi động với sự góp mặt của BYD, "trùm" xe điện đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, BYD có thành công hay không khi phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trước khi mở bán chính thức?

Thành lập Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo: Mục tiêu đào tạo ra sao?

Thành lập Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo: Mục tiêu đào tạo ra sao?

Trực thuộc Hiệp hội Blockchain Việt Nam, Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo vừa thành lập đặt mục tiêu đào tạo và phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030.

Nhà thuốc Long Châu thu gần 61 tỷ đồng mỗi ngày, đang tiếp tục mở rộng ồ ạt

Nhà thuốc Long Châu thu gần 61 tỷ đồng mỗi ngày, đang tiếp tục mở rộng ồ ạt

Trung bình mỗi ngày, chuỗi nhà thuốc Long Châu thu gần 61 tỷ đồng. Chuỗi này tiếp tục có kế hoạch mở thêm 400 nhà thuốc trong năm nay.

Bất động sản giáp ranh TP.HCM tiếp tục hưởng lợi từ hạ tầng

Bất động sản giáp ranh TP.HCM tiếp tục hưởng lợi từ hạ tầng

Khu vực giáp ranh TP.HCM đang hưởng lợi rất lớn từ hạ tầng, giao thông. Đây là trợ lực quan trọng giúp các doanh nghiệp dịch chuyển xu hướng đầu tư, phát triển sản phẩm nhà ở khu vực tiệm cận.