Trong đó, vai trò của các ngân hàng thương mại một lần nữa được nêu bật với nhiệm vụ "tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi, đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng phục vụ thu mua lúa và xuất khẩu gạo, nhất là thu mua lúa hàng hóa vụ Đông Xuân 2023-2024 tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long".
Sứ mệnh của ngành ngân hàng đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp và đời sống của nông dân Việt Nam đã được khẳng định. Như Agribank với hơn 3 thập kỷ đồng hành tích cực, trợ lực cho nông nghiệp, nông thôn.
Và không chỉ có Agribank.
Tính đến hết năm 2023, tổng dư nợ nền kinh tế khoảng 13,4 triệu tỷ đồng, trong đó lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm khoảng 1/4 dư nợ của cả nền kinh tế.
Trong nhiều năm gần đây, mức tăng trưởng tín dụng cho nông nghiệp nông thôn thường xuyên duy trì ở mức cao, đạt từ 10-12% hàng năm và là một trong 5 lĩnh vực ưu tiên cho vay của ngành ngân hàng. Đơn cử, ngành Ngân hàng hiện đang có 18 văn bản đồng nghĩa với 18 chính sách trực tiếp hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
Chính sách của ngành Ngân hàng còn đi vào từng vùng miền như cơ chế riêng cho Đồng bằng sông Cửu Long với cây lúa, tôm, cá; với khu vực Tây Nguyên là cây cà phê, cây công nghiệp; khu vực vùng núi phía Bắc, đồng bằng Sông Hồng... Bên cạnh đó, khi có thiên tai, dịch bệnh, khó khăn liên quan đến nông nghiệp, ngân hàng cũng luôn hỗ trợ kịp thời.
Trong số 80 tổ chức tín dụng và gần 1.200 quỹ tín dụng nhân dân với mạng lưới phủ khắp toàn quốc hiện đang tham gia cho vay nông nghiệp, nông thôn, HDBank ghi dấu ấn với một lối đi riêng.
Nhiều năm qua, HDBank đã triển khai thành công tài trợ các chuỗi có quy mô lớn như chuỗi Lộc Trời, chuỗi CP, chuỗi Unilever,… Đây cũng là khu vực tập trung khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), các hộ gia đình kinh doanh mà HDBank đang dành hàng chục ngàn tỷ đồng để đáp ứng dư nợ.
Mới đây nhất, từ tháng 3/2024, HDBank triển khai giải ngân hạn mức gần 5.000 tỷ đồng dành cho Lộc Trời - Tập đoàn dịch vụ nông nghiệp hàng đầu Việt Nam với mục đích bổ sung vốn lưu động (thanh toán/tạm ứng tiền mua lúa, gạo), bảo lãnh cho các đại lý vật tư, thu mua, phát hành LC, tài trợ xuất khẩu sau giao hàng phục vụ hoạt động kinh doanh xuất khẩu lương thực; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn mùa thu hoạch vụ Đông Xuân 2023-2024 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Cùng chương trình tài trợ chuỗi hiện hữu của Lộc Trời, gói tín dụng trên của HDBank sẽ giúp nông dân và doanh nghiệp thuộc chuỗi giá trị nông nghiệp lớn có thêm nguồn vốn sản xuất kinh doanh, thực hiện các dự án chuyển đổi cơ cấu canh tác phù hợp, đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững.
Trước đó, vào tháng 12/2023, nhân sự kiện ra mắt Dịch vụ HDBank nông thôn với sản phẩm nổi bật là App HDBank Nông thôn, HDBank đã triển khai ưu đãi "Cho vay nông nghiệp nông thôn" dành cho khách hàng cá nhân đăng ký khoản vay mới thông qua chương trình Cộng tác viên trên ứng dụng HDBank Nông thôn.
Theo đó, HDBank dành lãi suất cho vay ưu đãi 0%/ năm trong tháng đầu tiên; 4,5%/năm trong 06 tháng; 6,5%/năm trong 12 tháng đầu; 8,5%/năm trong 24 tháng đầu. Đây mức lãi suất tốt dành cùng số tiền cho vay ưu đãi lớn và không giới hạn.
Cùng với website HDBank 63 tỉnh thành đã được xây dựng từ trước đó, Dịch vụ HDBank nông thôn là giải pháp tài chính chuyên biệt và ưu việt, tích hợp công nghệ thông minh, nhằm mang tới giải pháp tài chính phục vụ khách hàng khu vực nông thôn, thúc đẩy tăng cường kỹ năng quản lý tài chính và kỹ năng số trong cộng đồng dân cư, cũng như mở rộng kênh tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng ngày một thuận lợi tới người nông dân trên cả nước.
Năm 2023, HDBank cũng hợp tác với Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Agritrade) và TikTok Việt Nam để cùng triển khai Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), quảng bá và xúc tiến thương mại nông sản của các địa phương trên các nền tảng số và thương mại điện tử, hướng dẫn người dân ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt.
Nhiều năm liền, HDBank đồng hành cùng Festival lúa gạo Việt Nam. Đặc biệt, năm 2023, HDBank đồng hành sát sao cùng Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang, một kỳ đặc biệt của ngành hàng chủ lực với những kỷ lục mới.
Cùng với các hoạt động tín dụng xanh khác, cho vay nông nghiệp nông thôn cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng chung tay cùng Nhà nước trong hành trình xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững… trong cam kết mạnh mẽ đẩy mạnh thực thi chiến lược ESG mà HDBank kiên định nhiều năm nay.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.