Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM tổ chức hội nghị triển khai Đề án Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn TPHCM từ nay đến năm 2030 vào ngày 11/10.
Tại hội nghị, bà Vũ Thị Huỳnh Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, nhấn mạnh: Đề án này là đề án chính sách hoàn toàn mới của TPHCM, lần đầu tiên được triển khai.
Bà cũng khẳng định việc thực hiện thành công đề án cần sự phối hợp hiệu quả trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố, bộ, ngành, địa phương, các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính, công ty kiều hối và bà con người Việt Nam ở các nước.
"Là cơ quan đầu mối chủ trì việc triển khai đề án, ngay sau hội nghị này, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài sẽ có công văn chuyển đề án và nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, UBND các quận huyện và thành phố Thủ Đức để triển khai thực hiện đề án trong thực tế", bà Mai cho biết.
"Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài sẽ căn cứ và các nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị trong kế hoạch thực hiện để phối hợp triển khai. Ví dụ như: Ủy ban phải tích cực triển khai hệ thống dữ liệu người Việt Nam ở nước ngoài có tiềm năng hỗ trợ xuất khẩu hàng hoá Việt Nam tại các nước để đẩy mạnh hàng hóa của thành phố ra các nước".
Cũng theo bà Mai, Công ty Đầu tư tài chính TP.HCM sẽ có nhiệm đề xuất, tham mưu thành phố phát hành trái phiếu thành phố thu hút nguồn kiều hối tham gia đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế… thì khi nào triển khai, triển khai như nào; Vấn đề bảo toàn vốn cho người mua trái phiếu kiều hối như nào?
Sở Kế hoạch và Đầu tư phải tham mưu UBND TP.HCM báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ sung thêm trường thông tin kê khai "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài" đối với nhà đầu tư có gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để phục vụ công tác quản lý, khai thác dữ liệu liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, kinh doanh tại thành phố theo quy định của pháp luật.
Bà Mai cho biết thêm: Sở Lao động Thương Binh và Xã hội có nhiệm vụ tham mưu các chính sách khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu lao động tìm kiếm thị trường xuất khẩu lao động mới, bên cạnh các thị trường truyền thống thì triển khai như nào; có khó khăn gì phải báo ngay để báo cáo lãnh đạo thành phố chỉ đạo.
Ngoài ra, Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM "sẽ phối hợp cùng các cơ quan truyền thông trong nước và các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài đẩy mạnh công tác tuyên tuyền về Đề án để bà con kiều bào hiểu rõ chủ trương, chính sách triển khai của thành phố", bà Mai nêu tại hội nghị.
Kiều hối sẽ tiếp tục cộng hưởng với TP.HCM
Theo nhiều chuyên gia, kiều hối chuyển về Việt Nam ngày càng tăng do nhiều động lực, phần lớn là nhờ khoảng 6 triệu người Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại khoảng 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tình cảm hướng về quê hương của kiều bào luôn ở mức cao.
Ngoài ra, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã và sẽ giảm lãi suất trong chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ. Vì vậy, dòng vốn có thể dịch chuyển khỏi các tài sản bằng USD, và có xu hướng chuyển sang các thị trường mới nổi hoặc các nước đang phát triển, nơi có lợi suất đầu tư cao hơn, trong đó có Việt Nam.
Dự hội nghị qua cầu trực tiếp từ Nhật Bản, ông Nguyễn Đức Minh, Đại biện Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo, cho biết kiều hối là chủ đề mà đồng bào ta ở Nhật Bản rất quan tâm. Hiện số lượng người Việt Nam ở Nhật Bản tăng lên rất nhanh, với hơn 600.000 người, trong đó chủ yếu là người trẻ.
Ông Minh cho biết: “Chúng tôi theo dõi sát sao tiến trình triển khai đề án. TP.HCM đã đi đầu cả nước, rất quyết tâm quyết liệt trong việc này”.
Ông Minh khẳng định sẽ tiếp tục phát huy vai trò của đại sứ quán để cộng đồng người Việt Nam hiểu rõ và nắm bắt cơ hội đầu tư từ chính sách thúc đẩy nguồn lực kiều hối.
Cũng tại hội nghị, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM, nhấn mạnh: "Thành phố đang tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách hơn nữa nhằm "lực đẩy" mạnh mẽ hơn. Giải pháp cơ chế chính sách luôn đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội".
Ông cũng cho biết thông thường, trong quý 4 hàng năm, lượng kiều hối gửi về Việt Nam nói chung và TP.HCM thường cao hơn các quý khác, bình quân chiếm 30% cả năm, vì đây là thời gian cao điểm cho cuối năm và Tết Nguyên đán.
Theo ông Lệnh, nguồn vốn vay hay vốn đầu tư nước ngoài phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc hoàn trả, chưa kể đến các điều kiện vay vốn và áp lực trả nợ cùng các yếu tố khác có liên quan. Trong khi đó, nguồn lực kiều hối không chịu những tác động và yêu cầu này. Vì vậy sử dụng hiệu quả nguồn kiều hối, mang lại lợi ích to lớn trên nhiều phương diện, từ cá nhân, hộ gia đình đến phát triển kinh tế xã hội.
Ông nhấn mạnh việc sử dụng hiệu quả nguồn kiều hối cần được quan tâm xem xét và triển khai thực hiện hiệu quả hơn trước. Các đơn vị cần nâng cao chất lượng dịch vụ chi trả kiều hối hơn nữa.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.