Trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, VN-Index đã có 05 phiên giao dịch biến động chủ yếu trong biên độ hẹp, thanh khoản giảm quanh vùng giá 1.280 điểm. Thị trường phân hóa chịu áp lực cơ cấu danh mục ở nhiều nhóm mã, cũng như luân phiên phục hồi khá tích cực.
Kết tuần, VN-Index giảm nhẹ 0,11% so với tuần trước về 1.283,57 điểm, hướng đến vùng giá 1.290 điểm - 1.300 điểm, tương ứng vùng giá cao nhất tháng 08/2022, cũng như vùng giá đỉnh tháng 03, 06, 07/2024.
Khối lượng giao dịch tại HOSE giảm 9,4% so với tuần trước, thể hiện áp lực điều chỉnh tương đối bình thường. Trong khi VN30 tích cực hơn, tăng 0,78% lên 1.331,52 điểm, hướng đến giá cao nhất tháng 6/2024 tương ứng 1.339 điểm, cũng như vùng đỉnh giá 1.345 điểm - 1.350 điểm cao nhất tháng 06/2022.
Theo nhóm phân tích tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), xu hướng ngắn hạn của VN-Index duy trì tăng trưởng, chịu áp lực điều chỉnh, cơ cấu danh mục trong vùng giá 1.280 điểm - 1.300 điểm, là vùng kháng cự rất mạnh đỉnh giá các tháng 03, 06 và 07/2024 sau giai đoạn tăng điểm tốt từ vùng giá 1.220 - 1.230 điểm.
"VN-Index có hỗ trợ ngắn hạn vùng 1.275 điểm, tương ứng giá trung bình 10 phiên hiện nay. Trường hợp tích cực, VN-Index rung lắc điều chỉnh, tiếp tục kiểm tra lại vùng giá 1.300 điểm trong tuần tiếp theo với hỗ trợ luân chuyển của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, hoặc vẫn có thể chịu áp lực điều chỉnh về vùng giá 1.250 điểm - 1.260 điểm, tương ứng vùng giá cao nhất năm 2023", nhóm chuyên gia tại SHS nhận định.
Ngoài ra, xu hướng trung hạn vẫn có thể duy trì tích lũy tích cực trong vùng 1.250 điểm - 1.255 điểm đến 1.300 điểm, mở rộng lên 1.320 điểm. Trong đó 1.255 điểm là vùng giá cao nhất năm 2023, 1.300 điểm - 1.320 điểm là các vùng kháng cự rất mạnh, đỉnh giá tháng 06-8/2022 và đỉnh giá các tháng đầu năm 2024. Điểm cân bằng của kênh giá tích lũy này là quanh vùng 1.280 điểm.
"Chúng tôi mở rộng danh mục theo dõi giải ngân, nhưng không mua đuổi khi VN-Index tiếp tục hướng đến vùng 1.290 điểm - 1.300 điểm. Khi thị trường đang phân hóa mạnh trong vùng giá này, đây cũng không phải là vùng giá hấp dẫn và VN-Index luôn chịu áp lực điều chỉnh mạnh trước đó. Nhà đầu tư ngắn trung hạn duy trì tỉ trọng hợp lý. Trường hợp tỉ trọng thấp, dòng tiền mới vẫn có thể cân nhắc chọn lọc các mã chưa phục hồi nhiều, có vùng giá tương đương VN-Index ở các thời điểm 1.230 điểm - 1.250 điểm trước đây. Mục tiêu là các mã cổ phiếu đầu ngành, có kết quả kinh doanh quí II tăng trưởng tốt, triển vọng tích cực trong cuối năm", nhóm phân tích khuyến nghị.
Danh mục theo dõi giải ngân được các nhà phân tích tại SHS đưa ra gồm: PVD, GAS, BMM, VHM, GSP, HDG.
Trước kỳ nghỉ lễ, VN-Index kết tuần giảm 1,45 điểm (tương đương 0,11%) xuống mốc 1.283,87 điểm. HNX-Index kết tuần tại mốc 237,56 điểm (giảm 2,51 điểm, tương ứng 1,05%). Độ rộng thị trường phiên cuối tuần qua nghiêng về bên mua với 154 cổ phiếu tăng giá, 145 cổ phiếu giảm giá, 73 cổ phiếu tham chiếu tại HOSE. HNX giao dịch với 82 cổ phiếu giảm giá, 60 cổ phiếu tham chiếu và 76 cổ phiếu tăng giá.
Thanh khoản trên cả 2 sàn tuần qua giảm so với tuần giao dịch trước đó khi nhà đầu tư chuẩn bị bước vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh, khối lượng khớp lệnh giảm 9,4% tại HOSE và giảm 25% tại HNX.
Khối ngoại bán ròng 796,09 tỷ đồng tại HOSE tiếp tục tập trung tại mã VHM (-39,6 tỷ), mã HPG (-206,3 tỷ), VPB (-88,7 tỷ) và VCI (-55,7 tỷ)... Ở chiều ngược lại, mua ròng FPT (+188 tỷ), MWG (+63,4 tỷ)... Cùng với đó, bán ròng từ khối ngoại cũng diễn ra trên sàn HNX với 89,46 tỷ đồng, tập trung tại các mã SHS (-33,6 tỷ), TNG (-10,9 tỷ) và NTP (-2 tỷ), chiều mua ròng nổi bật với PVS (+19,1 tỷ), IDC (+10,9 tỷ), BVS (+1,1 tỷ)...
Nhóm ngành tích cực nhất góp phần cho sự tăng điểm của thị trường trước khi nghỉ lễ là Ngân hàng với các mã TCB (+4,24%), MBB (+1,22%), VPB (+1,07%), HDB (+2,21%), ACB (+1,43%)... Ngoài nhóm Ngân hàng, một số nhóm cổ phiếu khác cũng có diễn biến ấn tượng như nhóm cổ phiếu Vingroup với VIC (+6,38%),VHM (+4,4%) cùng thông tin tích cực từ việc khởi công dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh... Nhóm Hóa chất - Cao su giao dịch trong sắc xanh với DGC (+0,71%), PHR (+4,94%), DPR (+3,18%)...
Ghi nhận trong tuần qua, một số ngành khác chứng kiến nhiều mã giảm điểm như ngành Chứng khoán với VCI (-2,21%), VND (-0,64%), MBS (-2,44%), FTS (-1,24%), BSI (-2,48%)... nhóm ngành Thép giao dịch trong sắc đỏ với HPG (-2,11%), HSG (-1,89%), NKG (-1,58%), TLH (-2,96%)... Đa số cổ phiếu ngành Phân bón có một tuần giao dịch kém tích cực, cụ thể là DCM (-0,27%), DPM (-2,38%), BFC (-1,44%), LAS (-2,96%)... Nhóm cổ phiếu Bất động sản khu công nghiệp cũng điều chỉnh với BCM (-0,55%), SZC (-2,37%), LHG (-3,31%), IDC (-1,46%), VGC (-0,45%), KBC (-0,74%)...
Dù còn nhiều tháng nữa mới đến Tết Ất Tỵ 2025, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn đã có kế hoạch bán vé tàu sớm để phục vụ các cơ quan, tập thể.
"Chúng ta đã có kinh nghiệm khắc phục hậu quả mưa lũ trắng trời ở miền Trung năm 2020, lần này, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và người dân, tôi tin chắc sản xuất nông nghiệp sẽ nhanh chóng được phục hồi" - Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến khẳng định.
GS. TSKH Nguyễn Mại băn khoăn, mục đích của việc bổ sung đồ uống có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?
Nằm trong khuôn khổ Festival Mùa thu Huế 2024, chương trình nghệ thuật áo dài “Linh Phụng” sẽ là điểm nhấn khẳng định vị thế của Huế - kinh đô áo dài và hướng đến sự kiện Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sẽ diễn ra vào ngày 23/9 tại Nhà hát sông Hương – TP. Huế.
Việc công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đánh dấu bước ngoặc phát triển mới của Bình Dương. Quy hoạch tỉnh Bình Dương không chỉ tạo động lực thực hiện các đột phá chiến lược mà còn khẳng định hình hài mà tỉnh mong muốn hướng đến trong 25 năm tiếp theo.
Ngày 11/9/2024, Công Ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Tập đoàn FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.