Cụ thể, lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện rà soát, lập danh mục toàn bộ các cơ sở nhà, đất đang quản lý, sử dụng; trên cơ sở đó, phân loại rõ danh mục nhà, đất thuộc phạm vi phải sắp xếp lại, xử lý và danh mục nhà, đất không thuộc phạm vi phải sắp xếp lại và đề xuất phương án xử lý.
Các cơ quan lập danh sách đất thuộc diện Nhà nước trực tiếp quản lý (đất trống, đất dôi dư sau bồi thường giải tỏa của các dự án) nhưng chưa kê khai, xác lập quản lý nhà nước trên địa bàn, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, trình UBND TP việc xác lập quyền quản lý. Ngoài ra, lập danh sách nhà, đất có nguồn gốc thuộc sở hữu nhà nước, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đang sử dụng, chiếm dụng, chưa được xác lập sở hữu nhà nước, gửi Sở Xây dựng tổng hợp, trình UBND TP việc xác lập quyền sở hữu nhà nước theo quy định.
Đối với nhà ở, đất ở phục vụ tái định cư, các đơn vị lập báo cáo các nội dung gửi Tổ Công tác (do UBND TP thành lập) tổng hợp.
Cụ thể, khôi phục lại ranh mốc đối với các nền đất tái định cư bị mất ranh mốc và tháo dỡ các công trình xây dựng vi phạm trên đất (nếu có); xác định nguồn gốc hình thành quỹ nhà, đất phục vụ tái định cư; việc quản lý, bố trí sử dụng quỹ nhà bố trí cho các dự án cụ thể.
Công tác thanh quyết toán dự án hoàn thành có sử dụng quỹ nhà, đất phục vụ tái định cư. Xử lý công nợ phải thực hiện khi bàn giao quỹ nhà, đất; xử lý chuyển tiếp khi bàn giao quỹ nhà, đất.
Đối với nhà, đất thuộc phạm vi điều chỉnh Nghị định số 167 của Chính phủ, lập danh sách nhà, đất do các Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận, huyện tạm quản lý, giữ hộ dự kiến bàn giao cho Trung tâm Quản lý nhà và Giám định xây dựng, gửi Thường trực Ban Chỉ đạo 167 (Sở Tài chính) để xử lý.
Theo đó, UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan trong quá trình thực hiện kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm tại đơn vị mình.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.