Thứ sáu, 22/11/2024

Siêu thị mở cửa, tiểu thương đã ra chợ, hàng hóa ngày mùng 4 Tết dần trở lại mức giá ngày thường

13/02/2024 10:58 AM (GMT+7)

Mùng 4 Tết, hầu hết các siêu thị lớn đã mở cửa hoạt động; tại các chợ, tiểu thương cũng ra chợ tiếp tục bán trở lại, giá cả dần về mức bình thường. Bộ Tài chính dự báo sức mua các mặt hàng rau xanh, trái cây, thực phẩm tươi sống, hoa tươi và các mặt hàng phục vụ cúng lễ vẫn có sức tiêu thụ lớn.

Trong báo cáo thị trường giá cả hàng hóa 3 ngày Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (mùng 1 đến mùng 3 Tết) và dự báo sức mua ngày mùng 4, Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết mùng 4 Tết sẽ có nhiều sạp hàng tại chợ dân sinh tiếp tục mở cửa bán trở lại; một số các siêu thị mở cửa hoạt động trở lại chính thức (như chuỗi Winmart)… và các cửa hàng tạp hóa, do vậy, hoạt động mua sắm sẽ sôi động hơn.

Trong ngày mùng 4 Tết, nhu cầu mua sắm của người dân sẽ tăng hơn so với mùng 3, mùng 2, do mua sắm cúng lễ hóa vàng sau Tết. Đặc biệt, tại các TP lớn như TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ, do nhu cầu đi lại, trở về của người để ổn định và du xuân, tuy nhiên, dự báo giá cả hàng hóa tiêu dùng thiết yếu không có sự biến động bất thường.

Siêu thị mở cửa, tiểu thương đã ra chợ, hàng hóa ngày mùng 4 Tết dần trở lại mức giá ngày thường- Ảnh 1.

Người dân mua nhiều các mặt hàng rau xanh, trái cây, thực phẩm tươi sống, hoa tươi và các mặt hàng phục vụ cúng lễ. Ảnh: H. Hạnh

Cục Quản lý giá cũng lưu ý quản lý chặt giá cả các điểm trông giữ xe, dịch vụ ăn uống, do những ngày này, nhiều hoạt động và các điểm vui chơi tại các thành phố lớn mở cửa sẽ thu hút một lượng khách đến tham quan, vui chơi giải trí, giá sẽ tăng cao theo quy luật cung cầu hàng năm.

Báo cáo cũng cho thấy ngày mùng 3 Tết, một số chợ truyền thống và siêu thị, trung tâm thương mại tại các thành phố trên cả nước đã mở cửa bán hàng như như BigC, Aeon Mall, Gigamall, Co.opmart, CircleK… Bên cạnh đó, tiểu thương tại một số chợ cũng bán hàng để phục vụ nhu cầu của người dân, sức mua tăng cao do mua sắm chuẩn bị hóa vàng, cúng gia tiên sau 3 Tết.

Người dân mua nhiều mặt hàng rau, củ, quả, trái cây, hoa tươi, thực phẩm tươi sống.... Đáng chú ý, giá một số mặt hàng thiết yếu đã giảm so với những ngày giáp Tết và dần trở lại mức giá ngày thường. Riêng rau xanh có nhu cầu tiêu thụ nhiều hơn nên giá cả tăng nhẹ so với các ngày trước. Tuy nhiên, nguồn cung rau, củ, quả thời điểm này rất dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng cả nước.

Bộ Tài chính kiến nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có biến động tăng giá cao để chủ động phương án bảo đảm cân đối lượng hàng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, gây tăng giá.

Siêu thị mở cửa, tiểu thương đã ra chợ, hàng hóa ngày mùng 4 Tết dần trở lại mức giá ngày thường- Ảnh 2.

Mùng 4 Tết, hầu hết các siêu thị lớn đã mở cửa hoạt động trở lại, giá cả hàng hóa đang dần về mức bình thường. Ảnh: H. Hạnh

Đặc biệt, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về giá, nhất là tại các điểm trông giữ xe, các dịch vụ tham quan, du lịch, đền chùa để ngăn chặn tình trạng tăng giá bất hợp lý.

Tại TP.HCM, báo cáo của Cục Quản lý giá cho thấy ngày mùng 3 Tết, hầu hết siêu thị đã mở cửa như Co.opmart, Aeon, Lotte Mart, Mega Market... Tiểu thương tại một số chợ cũng bắt đầu bán hàng để phục vụ nhu cầu của người dân. Sức mua trong ngày mùng 3 tăng do mua sắm chuẩn bị cúng đưa ông bà. Các mặt hàng người dân tập trung mua là rau, củ, quả, trái cây, hoa tươi, thực phẩm tươi sống….

Riêng các chợ đầu mối, đến ngày mùng 4 Tết, sức mua vẫn còn rất yếu, lượng hàng về cũng mới ở mức dưới 40% so với ngày thường. 

Ở chợ đầu mối Hóc Môn, hiện vẫn chưa kinh doanh mặt hàng thịt heo, chỉ kinh doanh rau củ và trái cây với sản lượng nhập chợ 787 tấn, trong đó 718 tấn rau củ quả, 69 tấn trái cây. Con số này tăng 286% so ngày mùng 2 Tết và bằng khoảng 37% lượng so ngày thường. Giá bán bầu bí và các loại rau ăn lá giảm mạnh so với những ngày cao điểm trước Tết và đã về lại giá ngày thường. Hiện sức mua tại chợ đầu mối Hóc Môn đang ở mức thấp.

Tại chợ đầu mối Thủ Đức, lượng rau và trái cây về chợ ngày mùng 3 Tết khoảng 826 tấn, tăng 17,2% so ngày mùng 2 và chỉ bằng khoảng 27% so với ngày thường.

Siêu thị mở cửa, tiểu thương đã ra chợ, hàng hóa ngày mùng 4 Tết dần trở lại mức giá ngày thường- Ảnh 3.

Ở chợ đầu mối Hóc Môn hiện vẫn chưa kinh doanh mặt hàng thịt heo, chỉ kinh doanh rau củ và trái cây. Ảnh: M. Tâm

Giá bán sỉ các mặt hàng cải xanh, xà lách búp tăng 2, do hàng về ít, sức mua tăng. Riêng dưa leo, khổ qua giảm 2.000-3.000 đồng/kg nhưng tiêu thụ chậm do chợ vắng.

Các loại trái cây như nho đỏ, quýt đường, quýt tiều cũng giảm 3.000-5.000 đồng/kg nhưng tiêu thụ chậm. Chỉ có mãng cầu tròn giá tăng 10.000 đồng/kg do hàng về ít, sức mua tăng.

Theo Cục Quản lý giá, nhìn chung so với Tết năm trước, giá các mặt hàng rau, củ, quả đa số tăng, giảm phổ biến 3.000 - 10.000 đồng/kg. Nhưng có một số mặt hàng giá giảm mạnh, như bông cải trắng giảm 10.000đồng/kg, đậu cove trắng giảm 20.000 đồng/kg, hành tím Vĩnh Châu giảm 25.000 đồng…

Giá bán sỉ các mặt hàng trái cây như bưởi, nhãn, nho đỏ Phan Rang, quýt, vú sữa cũng tăng giảm từ 5.000-10.000 đồng/kg. Riêng lê đường Trung Quốc giảm 20.000 đồng/kg, táo bi Mỹ giảm 22.500 đồng/kg, xoài cát Hòa Lộc giảm mạnh 35.000 đồng/kg.

Tại chợ Bình Điền, tổng lượng hàng hóa về chợ ngày mùng 3 khoảng 562 tấn, tăng 19 tấn so ngày trước và mới bằng gần 23% so với ngày thường. Sức bán tất cả ngành hàng trong đêm tại chợ sỉ này còn khá chậm, các vựa hoạt động chủ yếu là ra cúng khai trương và giao mối các mặt hàng thủy hải sản tươi - rau củ - rau lá phục vụ cho các nhà hàng - quán ăn.

Siêu thị mở cửa, tiểu thương đã ra chợ, hàng hóa ngày mùng 4 Tết dần trở lại mức giá ngày thường- Ảnh 4.

Theo Cục Quản lý giá, các mặt hàng rau, củ, quả Tết năm nay đa số tăng, giảm phổ biến 3.000 - 10.000 đồng/kg. Ảnh: M. Tâm

Ở các chợ lẻ, từ mùng 2 đến sáng mùng 4, người dân tập trung mua sắm chủ yếu là thực phẩm tươi sống hàng ngày do còn trong Tết, và đa số thương nhân ngành hàng vải, quần áo, mỹ phẩm còn nghỉ Tết.

Theo nhận định, thời tiết thời điểm này rất thuận lợi cho rau xanh phát triển, cộng với nguồn cung về rau xanh nhiều, đa dạng phong phú nên giá ổn định như trước Tết. 

Với thực phẩm tươi sống, do cung chưa quay lại như bình thường nên giá cả tăng nhẹ. Hiện cá chép giá 125.000-130.000 đồng/kg, cá quả 130.000 đồng/kg, thịt bò 320.000 -330.000 đồng/kg, thịt lheo giá 120.000-130.000 đồng/kg tùy loại.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.