Không còn cảnh nhộn nhịp, tấp nập xe máy, ô tô thương lái ra vào chở đồ cúng lễ đi các địa phương, các hộ dân tại địa phương cũng sản xuất cầm chừng.
Các cơ sở sản xuất vàng mã đều than thở rằng số lượng đơn hàng thời điểm này chưa bằng một nửa những năm trước dịch COVID-19.
Những năm gần đây, tình hình tiêu thụ vàng mã vào những dịp lễ, Tết giảm mạnh. Trước đây, vào dịp này, có nhà phải thuê thêm người, làm ngày làm đêm cho kịp đơn hàng, nhưng hiện nay chỉ duy trì những người trong gia đình gia công.
Anh Tạ Tuấn Nam, ở làng Phúc Am, chia sẻ: “Những năm trước, người dân trong làng chủ yếu sản xuất đồ phục vụ cúng tế như hình nhân, voi, ngựa… cho thu nhập khá tốt. Nhưng từ sau dịch COVID-19, số lượng đơn hàng giảm nhiều, giá thành các sản phẩm vàng mã phải điều chỉnh giảm để người dân dễ mua hơn. Vài năm trở lại đây, các hộ chủ động sản xuất thêm những mặt hàng vàng mã như quần áo, mũ, nhà… để bắt kịp với thị hiếu của người dân”.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế năm nay khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu, cộng với xu hướng người dân hạn chế đốt vàng mã do nhiều vụ cháy nổ liên tục xảy ra gần đây, khiến việc tiêu thụ đồ vàng mã “ế ẩm”.
Thời điểm này, tại các cửa hàng chuyên bán đồ thờ cúng, vàng mã trên phố Hàng Mã, Hàng Lược, Lương Văn Can (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng đã trưng bày đa dạng các sản phẩm vàng mã để phục vụ nhu cầu của người dân dịp Rằm tháng 7, song lượng người đến mua hàng vắng vẻ...
Hình ảnh "thủ phủ vàng mã' ảm đạm dịp Rằm tháng 7:
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, nguyên giảng viên khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, rằm tháng 7 Âm lịch theo quan niệm dân gian là ngày xá tội vong nhân và cũng là ngày lễ Vu lan báo hiếu, để con cháu bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, nguồn cội. Hoạt động đốt vàng mã, được coi là hình thức tâm linh của người Việt, với quan điểm “trần sao âm vậy”, nhiều gia đình thực hiện hình thức này để tưởng nhớ, tri ân các đấng sinh thành.
“Người xưa có câu 'lễ bạc tâm thành', tâm thành tại tâm, không cốt lễ lạt, nên việc cúng vàng mã cũng không nhất thiết phải nhiều, phải đẹp, quan trọng nhất vẫn là ở cái tâm thành kính. Thực tế, đốt vàng mã không chỉ gây tốn kém, ô nhiễm môi trường, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ”, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ chia sẻ.
Thời gian qua, việc đốt vàng mã đã được các cơ quan chức năng vào cuộc, tuyên truyền, kêu gọi hạn chế, nên thị trường vàng mã cũng giảm nhiệt. Cuối tháng 5/2024, một hộ dân tại phường Thành Công (quận Ba Đình) đốt vàng mã tại chiếu nghỉ tầng 4 của khu tập thể, đã bị chính quyền địa phương xử phạt 4 triệu đồng về hành vi: Sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt ở những nơi có quy định cấm theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP.
Trong thông báo về việc tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu Phật lịch 2568 - dương lịch 2024 mới được công bố, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng lưu ý trong khâu tổ chức mua sắm lễ, tránh tổ chức thu tiền mua lễ mang hình thức dịch vụ tâm linh và các nghi lễ không phù hợp; không đốt vàng mã.
Theo Tin Tức
TP.HCM đã sẵn sàng chuẩn bị mùa mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với đầy đủ nguồn hàng cung ứng và đáp ứng đủ điều kiện, chất lượng.
Không khí Giáng sinh đang nhộn nhịp khắp TP.HCM. Đây là thời điểm lý tưởng để bạn đến những quán cà phê để làm một album ảnh Giáng sinh "chất như nước cất".
Đường Hoàng Hoa Thám hiện đang ngổn ngang do thi công dự án. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân trong khu vực, đặc biệt là khi Tết gần đến.
Không còn ưu đãi giảm lệ phí trước bạ, lo ngại sức mua giảm khi xe tồn kho còn nhiều, các hãng đưa ra nhiều ưu đãi, hỗ trợ 50% - 100% lệ phí trước bạ cho khách mua xe trong tháng cuối năm.
Theo ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến ngày 7/12/2024, tăng trưởng tín dụng đạt 12,5% và khá tích cực so với cùng kỳ năm 2023.
Giá bitcoin tăng hơn 40%, thu hút sự chú ý của thị trường toàn cầu, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ủng hộ tiền kỹ thuật số và lựa chọn một số người có cùng quan điểm này vào nội các.