Thứ sáu, 29/11/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan, đơn vị giải ngân ít nhất 95% kế hoạch được giao năm 2023

28/11/2023 10:35 AM (GMT+7)

Tại Hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ, Thủ tướng phê bình các bộ, cơ quan, địa phương có tỉ lệ giải ngân thấp và chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công.

Theo đó, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương này cần nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan, trên cơ sở đó phải quyết liệt triển khai các giải pháp để cải thiện giải ngân vốn đầu tư công.

Phát biểu trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương về kiểm điểm, đánh giá tình hình, đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, hôm 27/11. Cùng tham dự Hội nghị có các Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà.

Tại Hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã báo cáo về thực trạng tình hình giải ngân vốn đầu tư công tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình, đặc biệt là tập trung phân tích nguyên nhân khiến giải ngân thấp ở một số đơn vị.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, bên cạnh những kết quả đã đạt được, có 21/52 bộ, cơ quan Trung ương và 30/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao với tổng số vốn gần 16,2 nghìn tỷ đồng. Có 43 bộ, cơ quan Trung ương và 28 địa phương giải ngân dưới mức trung bình của cả nước. Đến hết tháng 11, bình quân các bộ, cơ quan, địa phương này chỉ đạt tỉ lệ giải ngân khoảng 44%, thấp hơn nhiều bình quân chung cả nước (65,1%), trong đó 15 bộ, cơ quan Trung ương chỉ giải ngân được dưới 15%, 8 địa phương giải ngân dưới 50%.

Thủ tướng phê bình các bộ, cơ quan, địa phương giải ngân vốn đầu tư công thấp - Ảnh 1.

Đầu tư công là động lực phát triển nên Thủ tướng yêu cầu giải ngân ít nhất 95% kế hoạch vốn, tức hơn 676.000 tỷ đồng trong năm 2023. Ảnh: Văn phòng Chính phủ

Còn nhiều dự án lớn, trọng điểm quốc gia chậm tiến độ, bố trí kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư chậm. Công tác lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách chưa tốt, chưa sát với thực tiễn, khả năng thực hiện, còn dàn trải, bình quân, thiếu trọng tâm, trọng điểm. 

Công tác chuẩn bị dự án còn hạn chế, phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư chưa phù hợp, dẫn tới phải điều chỉnh nhiều lần; còn vướng mắc trong giải phóng mặt bằng; năng lực nhà thầu thi công một số dự án còn hạn chế. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực sự sát sao, quyết liệt, kịp thời.

Theo Thủ tướng, vướng mắc trong tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng, quy hoạch sử dụng đất, chủ yếu là việc xác định nguồn gốc đất, xác định giá đất, người dân chưa đồng thuận với phương án bồi thường, tái định cư... dẫn đến chậm thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng, thi công.

Cùng với đó, một số cơ chế, chính sách, quy định pháp luật chậm ban hành, chậm được sửa đổi, còn tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, áp dụng thiếu thống nhất, nhất là về chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng, quản lý khoáng sản và vật liệu thông thường, tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập; tính linh hoạt của việc giao chủ quản, điều tiết ngân sách giữa địa phương với địa phương, giữa địa phương và Trung ương. 

Chẳng hạn như giao địa phương làm cơ quan chủ quản đầu tư các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương và sử dụng ngân sách địa phường này hỗ trợ cho địa phương khác; giao địa phương làm chủ quản, sử dụng vốn ngân sách địa phương đầu tư các nhiệm vụ, dự án thuộc thẩm quyền của các bộ, cơ quan Trung ương trên địa bàn…; thiếu các hướng dẫn cụ thể đối với các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ...

Có tình trạng thiếu đất, cát và nguyên vật liệu thi công, nhất là thiếu hụt cát sử dụng trong đắp nền để thi công các dự án giao thông trọng điểm quốc gia.

Phân tích các nguyên nhân chủ quan và khách quan, Thủ tướng nêu rõ, chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc niên độ ngân sách nhà nước năm 2023, trong khi khối lượng giải ngân còn khá lớn (còn khoảng 247 nghìn tỷ đồng). Thủ tướng đề nghị mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là người đứng đầu, cần nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm với dân với nước để "không cần phải họp nhiều mà công việc vẫn chạy", phát huy tinh thần vượt khó, lấy khó khăn, thách thức là động lực để phấn đấu vươn lên, quyết tâm giải ngân ít nhất 95% kế hoạch được giao năm 2023.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Ấn tượng triển lãm ảnh chụp mặt trời bằng điện thoại của nữ doanh nhân Sài Gòn

Ấn tượng triển lãm ảnh chụp mặt trời bằng điện thoại của nữ doanh nhân Sài Gòn

Những tấm ảnh chụp mặt trời bằng điện thoại ở nhiều địa điểm, nhiều thời gian trong ngày hết sức sống động khiến khách tham quan thích thú. Chủ nhân những bức ảnh là một nữ doanh nhân, bà có niềm yêu thích chụp mặt trời bất tận.

Cơ hội mua tôm hùm viên, tàu hủ cá, cá trích sốt cà Malaysia giá ưu đãi

Cơ hội mua tôm hùm viên, tàu hủ cá, cá trích sốt cà Malaysia giá ưu đãi

Nhiều loại thực phẩm nổi tiếng của Malaysia như tôm hùm viên, tàu hủ cá, cá trích sốt cà, đậu sốt cà, mì ăn liền, trà sữa, chocolate, nước ngọt… với giá ưu đãi đang được đồng loạt giới thiệu với người tiêu dùng.

Nhiều đường bay đang cạn vé máy bay Tết

Nhiều đường bay đang cạn vé máy bay Tết

Còn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng nhiều đường bay từ TP.HCM đi các tỉnh khu vực miền Trung đã xuất hiện tình trạng khan chiếm vé máy bay.

Đại hội đồng cổ đông bất thường của Eximbank: Trụ sở chính sẽ dời ra Hà Nội

Đại hội đồng cổ đông bất thường của Eximbank: Trụ sở chính sẽ dời ra Hà Nội

Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường 2024 của Ngân hàng Eximbank hôm nay 28/11 đã thông qua tờ trình của HĐQT về việc thay đổi địa điểm trụ sở chính.

Hàng ngàn người dân TP.HCM "sống mòn" cùng ô nhiễm, nhà lụp xụp

Hàng ngàn người dân TP.HCM "sống mòn" cùng ô nhiễm, nhà lụp xụp

1.571 hộ sống tại quận 8, TP.HCM bị ảnh hưởng bởi dự án nạo vét, xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường bờ Bắc kênh Đôi sẽ được bồi thường, bố trí tái định cư đến nơi ở mới, "thoát cảnh" sống chung với ô nhiễm trong thời gian dài.

Nghề làm đường thốt nốt được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề làm đường thốt nốt được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề làm đường thốt nốt của người Khmer huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, An Giang vừa được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.