Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua (27/3), chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,07%, tiến lên 1.283,09 điểm; chỉ số HNX-Index tăng 0,34% trong khi chỉ số UPCoM-Index giảm 0,03%. Chỉ số VN30-Index tăng mạnh hơn chỉ số chính khi tăng 0,2% với 13 mã tăng, 11 mã giảm và 6 mã đứng giá. Giá trị giao dịch trong phiên đạt 26,61 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn.
Tuy nhiên, điểm trừ của phiên là việc khối ngoại bán ròng phiên thứ 12 liên tiếp với giá trị 1.949 tỷ đồng trên cả 3 sàn, trong đó tập trung chủ yếu tại MSN (1.078 tỷ), VIX (178 tỷ), VHM (135 tỷ) dẫn đầu ở chiều bán ròng. Ở chiều ngược lại, các mã được mua ròng nhiều nhất là VSC (46 tỷ), HSG (33 tỷ), MWG (30 tỷ).
Phiên giao dịch hôm nay (28/3), Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng và chỉ số VN-Index có thể sẽ quay trở lại mức 1.291 điểm. Đồng thời, thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên xu hướng ngắn hạn có thể sẽ rõ ràng hơn.
Điểm tiêu cực hiện nay là thanh khoản đang suy yếu cho thấy nhà đầu tư thận trọng trở lại, nhưng dòng tiền vẫn chưa có dấu hiệu rút ra và luân chuyển giữa các nhóm cổ phiếu.
Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể duy trì tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục và mua mới ở nhịp điều chỉnh.
Trong khi đó, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) lại khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể cân nhắc chốt lời từng một phần đối với những cổ phiếu đang có dấu hiệu suy yếu và đã có nhịp tăng điểm tốt trong thời gian vừa qua, chỉ duy trì tỷ trọng đối với những cổ phiếu đã có mức chiết khấu tốt sau nhịp điều chỉnh và có tín hiệu thu hút dòng tiền thuộc các nhóm ngành như bán lẻ, xây dựng.
VN-Index vẫn đang trong nhịp tăng trung hạn nhưng xác suất rung lắc điều chỉnh trong ngắn hạn với biên độ 10 - 20 điểm vẫn cần được tính đến.
Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) thì nhận định, nhiều khả năng VN-Index tiếp tục vận động rung lắc giằng co trong vùng 1.300 (+/-10) điểm và rủi ro đảo chiều xu hướng vẫn nên được lưu ý nếu chỉ số xuất hiện những phiên bulltrap mạnh hoặc tăng vượt đỉnh nhưng không đi kèm khối lượng giao dịch tăng tương xứng.
Nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua đuổi trong các nhịp tăng điểm, ưu tiên cơ cấu tỷ trọng danh mục về ngưỡng an toàn khi chỉ số hoặc cổ phiếu đang nắm giữ vượt đỉnh.
Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) khuyến nghị mua cổ phiếu TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) với giá mục tiêu 22.400 cổ phiếu.
Trong năm 2023, lợi nhuận trước thuế của TPB giảm mạnh 28,7% so với cùng kỳ, đạt 5,589 tỷ đồng.
Trong năm 2024, hạn mức tín dụng của TPB được NHNN cấp là 15,75%. KBSV cho rằng ngân hàng sẽ hoàn thành mức room được giao, động lực trong nửa đầu năm sẽ đến từ nhóm khách hàng doanh nghiệp nhờ triển vọng tích cực của hoạt động xuất khẩu và đầu tư công.
Trong khi nửa cuối năm kỳ vọng kinh tế phục hồi cùng với nhu cầu tiêu dùng gia tăng sẽ cải thiện kết quả kinh doanh ở nhóm khách hàng cá nhân.
Chi phí vốn sẽ giảm mạnh do các khoản tiền gửi lãi suất cao giao đoạn quý IV/2022 – quý II/2023 kỳ hạn 12 tháng sẽ đáo hạn vào nửa đầu năm 2024. Lãi suất huy động dự báo vẫn duy trì ở mức thấp và tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn sẽ cải thiện.
Việc tích cực đẩy mạnh xử lý nợ xấu giúp ngân hàng giảm áp lực trích lập trong 2024.
Từ các triển vọng trên, KBSV khuyến nghị mua cổ phiếu TPB với giá mục tiêu 22.400 đồng/cổ phiếu.
Chứng khoán Vietcap (VCSC) thì khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu FRT của Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT.
Cụ thể, VCSC nâng giá mục tiêu của FRT chủ yếu do tăng định giá chuỗi Long Châu (LC) thêm 80%. Theo đó, định giá cao hơn đối với Long Châu chủ yếu do VCSC thay đổi phương pháp định giá từ 100% chiết khấu dòng tiền sang kết hợp 50% chiết khấu dòng tiền và 50% phương pháp giá trên doanh thu (P/S).
Với định hướng xây dựng hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe của Long Châu, VCSC tin rằng việc bổ sung định giá P/S sẽ có hiệu quả trong việc phản ánh tiềm năng tăng trưởng của Long Châu, đặc biệt khi Long Châu vẫn đang trong giai đoạn mở rộng và chưa đạt được mức lợi nhuận ổn định.
VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) doanh số bán hàng giai đoạn 2023-28 của Long Châu là 24%. VCSC cũng nâng dự báo tổng lợi nhuận từ HĐKD giai đoạn 2026-2030 của Long Châu thêm 47% khi bổ sung dự báo cho dịch vụ tiêm chủng của Long Châu.
VCSC dự báo chuỗi tiêm chủng sẽ đóng góp 12%/18% vào lợi nhuận ròng của Long Châu vào năm 2028/2030.
Từ đó, VCSC nâng giá mục tiêu thêm 70% và nâng khuyến nghị từ khả quan lên mua cho Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT).
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.